VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH
3.2.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định cho vay DAĐT
• Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng được dựa trên sự phân tích
BCTC DN. Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung đánh giá được chuẩn xác thì thơng tin sử dụng trong phân tích BCTC cần được thu thập đầy đủ và đảm bảo chính xác. Yêu cầu đặt ra trước khi phân tích BCTC để đánh giá thì địi hỏi CBTĐ cần phải xác định tính trung thực và độ tin cậy của số liệu tài chính do khách hàng cung cấp, cần lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất mà khách hàng có thể có, trong đó báo cáo kiểm tốn hoặc quyết tốn thuế thì nên được ưu tiên sử dụng và cần phải kiểm tra sự tuân thủ chế độ tài chính, kế tốn, phương pháp và thời gian tính khấu hao, hạch tốn
hàng tồn kho và trích lập dự phịng.
Trong phần nội dung phân tích BCTC, CBTĐ cần phải phân tích các nội dung chủ yếu sau: phân tích khái quát BCTC (bao gồm phân tích bảng cân đối kế tốn, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích báo cao lưu chuyển tiền tệ), phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích đảm bảo tiền vay và đánh giá tổng hợp tình hình tài chính của khách hàng.
Đối với phân tích BCTC, hiện nay CBTĐ đã khơng quan tâm đến phân tích báo
hạn chế đối việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Do khơng thực hiện phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên CBTĐ khơng đưa ra dự báo dòng tiền của DN, điều này hết sức quan trọng vì nó xác định trong thời gian tới DN có thặng dự tiền mặt để trả nợ vay hay bội chi tiền mặt, phải vay ngân hàng đề bù đắp; đồng thời qua nghiên cứu dòng tiền và các khoản dể chuyển đổi thành tiền, ngân hàng sẽ xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn trả nợ, trong đó phải xác định dịng tiền tự do đối với DN vì đây là nguồn cơ bản từ hoạt động sản xuất kinh doanh dùng để trả nợ vay ngân hàng.
Ngồi phân tích báo cáo lưu chuyển về tiền tệ, thì trong phần nội dung phân tích BCTC của DN, thì CBTĐ cần phải phân tích về các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn, nhóm chỉ tiêu về địn bẩy tài chính, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng, và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm chỉ tiêu điều đánh giá được những khía cạnh về tình hình tài chính của DN, song CBTĐ cần phải phân tích sâu về chỉ số tài chính như: hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, số số ROE và vốn luân chuyển của DN và các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền của DN (bao gồm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinhdoanh / Doanh thu thuần và chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinhdoanh / vốn chủ sở hữu). Vì đây là những chỉ tiêu mà trong điều kiện cấp tín dụng của Vietinbank thì địi hỏi khách hàng cần phải đáp ứng.
· Phân tích hiệu quả về tài chính của DAĐT
Thẩm định một DAĐT gồm nhiều phần như: Sự cần thiết phải đầu tư, cơng nghệ, ngun liệu, thị trường, tài chính dự án,... Đứng trên giác độ là Ngân hàng, thẩm định về hiêu quả về tài chính của DAĐT là tiêu chí để đưa ra điều kiện tài trợ vốn đối với DAĐT hay không. Việc thẩm định này ngồi mục tiêu đánh giá hiệu quả dự án cịn nhằm bảo đảm sự an tồn cho các nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng.
Trước thực tế này việc nghiên cứu hồn thiện phân tích tài chính DAĐT là rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nội dung chính của phương pháp thẩm định DAĐT là các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá hiệu quả tài chính của DAĐT. Hiện tại, CBTĐ cũng chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu đánh giá như NPV >0, IRR > suất chiết khấu của dự án, thời gian hồn vốn vay,…trong khi đó, CBTĐ đã khơng quan tâm đến
đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của DAĐT và phân tích độ nhạy của DAĐT:
Đối với độ an tồn về mặt tài chính của DAĐT
Là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi của DAĐT, nó được thể hiện những mặt sau: an toàn về nguồn vốn, an tồn về khả năng thanh tốn nghĩa vụ tài chính và khả năng trả nợ. Trong đó, an tồn về khả năng trả nợ của dự án (nguồn trả nợ hàng năm/ nợ phải trả hàng năm) là yếu tố quan trong nhất đối với đánh giá độ an tồn về mặt tài chính của DAĐT và là tiêu chuẩn để chấp nhận cấp tín dụng cho DAĐT hay khơng.
Đối với phương pháp phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của DAĐT, nó xem xét đến sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan thay đổi và mức độ nhạy cảm của DAĐT đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hiện tại, phân tích độ nhạy của DAĐT được thực hiện theo các phương pháp sau:
Một là, phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài
chính của dự án (thay đổi về giá bán, tổng vốn đầu tư, về công suất hoạt động,…) nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
Hai là, phân tích ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tố như giữa giá bán và tổng
vốn đầu tư, giữa chi phí nguyên liệu đầu vào và tổng vốn đầu tư, giữa giá bán và công suất hoạt động (trong các tình huống tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính để đánh giá độ an tồn của DAĐT.
Ba là, sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy DAĐT.
Ngồi ra, trong phân tích hiệu quả về mặt tài chính của DAĐT thì CBTĐ cần phải có những dự báo về biến động tỷ giá, lạm phát và lãi suất vay vốn. Vì thời gian đầu tư của dự án thông thường là dài, và khoản cho vay đối với DAĐT của ngân hàng có thể lên đến từ 07 - 10 năm thì yếu tố lạm phát, tỷ giá và biến động lãi suất vay vốn luôn luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của DAĐT. Mặc dù đây là những yếu tố khách quan, song cần phải có những dự báo đúng đắn để đảm bảo kết quả tính tốn hiệu quả tài chính của DAĐT phù hợp với tình hình biến động của thị trường và những khoản cho vay được thu hồi đầy đủ nhằm đảm bảo an tồn vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.