Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên d? t?t nghi?p GVHD: TS nguy?n xuân xuyên (Trang 83 - 85)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một là, hoàn thiện củng cố hệ thống thơng tin trong tồn ngành

Ngày nay thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế và nó đáp ứng cho mọi nhu cầu hoạt động của xã hội. Các Tổ chức kinh tế và NHTM phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Trong hoạt động thực tiễn của ngân hàng nước ta, vai trị của thơng tin ngày càng được đánh giá cao, đặt biệt là trong hoạt động tín dụng nói chung và trong cơng tác

thẩm định cho vay theo DAĐT nói riêng. Tuy nhiên thơng tin của hệ thống Ngân

hàng nước ta cịn nhiều hạn chế, trong đó có nhiều nguyên nhân nhưng một ngun nhân phải kể đến đó là thiếu thơng tin, chất lượng thơng tin có độ tin cậy thấp. Do

đó, thơng tin rất cần thiết và quan trọng đối với quá trình thẩm định cho vay DAĐT

tại các NHTM. NHNN là đầu mối thu thập thơng tin tồn ngành và cung cấp lại cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của họ. Thiếu thông tin là một trong nguyên nhân làm cho việc thẩm định cho vay DAĐT khơng chính xác dẫn đến quyết định cho vay không hiệu

quả. NHNN cần phải thường xuyên thu thập thông tin và là nơi nhận thơng tin từ các NHTM, có thể tra cứu tình hình vay nợ của khách hàng qua nhiều TCTD khác nhau, qua đó hỗ trợ cho CBTĐ có thêm thơng tin về nhiều phía khi quyết định cho vay đối với DAĐT. Ngồi thơng tin về khách hàng, NHNN cần nắm vững về tình hình, phương hướng nhiệm vụ của các ngành kinh tế khác trong từng thời kỳ, để từ đó đưa ra những chính sách và định hướng phù hợp cung cấp thông tin kịp thời cho ngân hàng, để đầu tư vốn cho các dự án của các DN đúng hướng, phát huy hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn.

Cần nâng cấp và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN thành một Trung tâm hoạt động chuyên nghiệp, nhằm cung cấp đầy đủ thơng tin về tín dụng và cả về thông tin tài chính, phi tài chính của các DN đã và đang quan hệ tín dụng tại các TCTD trên cả nước.

Hai là, thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm DN

Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với các DN đó. Trên cơ sở bảng tín nhiệm các DN của các tổ chức này, các NHTM sẽ có được những đánh giá chính xác về DN vay vốn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này, Chính phủ có thể quy định bắt buộc chỉ có những DN nào có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới được ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách làm này, các DN sẽ phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận nếu muốn vay vốn ngân hàng. Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các DN tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính; năng lực sản xuất kinh doanh; uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là một cách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Ba là, thống nhất quy trình và nội dung thẩm định của các NHTM

NHNN cần xây dựng và ban hành quy trình và nội dung thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở TĐDAĐT của các Cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của các NHTM cho phù hợp với thực tiễn của nước ta, đồng thời hịa nhập với thơng lệ quốc tế. Hiện nay, mỗi NHTM đều thẩm định dự án theo các quy trình riêng hoặc ngay trong cùng một hệ thống các Chi nhánh cũng sử dụng quy trình và nội dung khác nhau.

Chẳng hạn có Ngân hàng thì CBTD là người thẩm định dự án và trực tiếp cho vay

nhưng có Ngân hàng thì tách riêng CBTD và CBTĐ, điều này đã khơng những gây khó khăn cho bản thân Ngân hàng mà cịn gây khó khăn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Chuyên d? t?t nghi?p GVHD: TS nguy?n xuân xuyên (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)