Yếu tố di truyền

Một phần của tài liệu đặc điểm khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên hệ chính quy 2 trường đại học, trung cấp tại tỉnh nam định năm 2012 (Trang 31 - 33)

a/ Thế giới

1.4.3. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Những trẻ béo thường hay có cha mẹ béo, tuy nhiên nhìn trên đa số cộng đồng thì yếu tố này không lớn. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo phì có tính gia đình là do di truyền hay do môi trường. Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng: Béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác càng lớn.

1.4.4. Yếu tố kinh tế xã hội

Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực trong đó sự phát triển về kinh tế xã hội góp phần không nhỏ vào chất lượng bữa ăn của con người. Hình thức tiếp thị đồ ăn ngày càng trở lên phổ biến đó là sự tiếp thị quá nhiều các nơi bán thực phẩm ăn nhanh, các thực phẩm đồ uống nhiều

năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng. Các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, và thực phẩm và đồ uống mà luôn luôn được xếp vào loại ăn ít nhất trong các lời khuyên dinh dưỡng nhưng lại nằm trong số các sản phẩm được tiếp thị mạnh mẽ nhất đặc biệt là trên vô tuyến. Do đó, cùng với nhịp độ, áp lực về thời gian của cuộc sống hiện đại thì sự tiêu thụ các thực phẩm nói trên ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tình trạng dinh dưỡng của con người [60], [61], [62], [65].

Ở nhiều nước đang phát triển đã xuất hiện khuynh hướng chế độ ăn phương tây hoá cùng với tăng sử dụng thịt, chất béo, đường ngọt, các thức ăn tinh chế và giảm sử dụng lương thực, khoai củ và các thực phẩm có nhiều chất xơ. Ước tính cứ mỗi lon hoặc cốc đồ uống có cho thêm đường mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày, làm tăng nguy cơ trở thành béo phì tới 60%. Đồng thời với tập quán ăn uống, lối sống cũng đang thay đổi, cùng với các tệ nạn xã hội có liên quan đến lối sống. Đó là những thói quen không có lợi cho sức khỏe, là tiền đề cho các bệnh mạn tính không lây, trong đó có rối loạn lipid máu. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì như là một đặc điểm của giàu có (béo tốt). Ở các nước đã phát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại cao hơn ở tầng lớp nghèo, ít học hơn so với các tầng lớp trên. Vấn đề các bệnh mạn tính không chỉ giới hạn ở các khu vực phát triển của thế giới, ngược lại so với các quan niệm trước đây bệnh mạn tính được coi là “bệnh của nhà giàu” thì hiện nay bệnh mạn tính xuất hiện ở cả các nước nghèo hơn và trong nhóm dân cư nghèo hơn ở các nước giàu hơn. Sự chuyển đổi trong mô hình bệnh tật đang diễn ra với tốc độ ngày càng tăng; hơn nữa, nó xảy ra một tốc độ nhanh hơn ở các nước đang phát triển so với các khu vực công nghiệp hoá của thế giới nửa thế kỷ trước. Hiện nay nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang phải đối mặt với tình hình phức tạp về mặt dinh dưỡng đó là gánh nặng kép của dinh dưỡng (Double burden of malnutrition). Đây là tình trạng mà trong cộng đồng cùng tồn tại các vấn đề sức khỏe do rối loạn dinh dưỡng. Theo Popkin và Horton,

hiện nay ở Châu Á, trong khi suy dinh dưỡng còn là vấn đề sức khỏe quan trọng thì tỷ lệ béo phì và thừa cân gia tăng nhanh chóng.

Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và đặc điểm khẩu phần của SV đại học, trung cấp trong toàn tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho lứa tuổi này.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đặc điểm khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên hệ chính quy 2 trường đại học, trung cấp tại tỉnh nam định năm 2012 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w