Khẩu phần và thói quen ăn uống

Một phần của tài liệu đặc điểm khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên hệ chính quy 2 trường đại học, trung cấp tại tỉnh nam định năm 2012 (Trang 29 - 30)

a/ Thế giới

1.4.1. Khẩu phần và thói quen ăn uống

Chế độ ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, lipit, gluxit trong thức ăn khi vào cơ thể đều có thể

chuyển thành chất béo dự trữ. Khi năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Các nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân, mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn giàu năng lượng. Mỡ có đậm độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đường cần năng lượng để chuyển thành axit béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ dễ dẫn đến thừa calo và tăng cân. Tuy nhiên, một khẩu phần không chỉ ăn nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Các thói quen như ăn nhiều cơm (≥ 3 bát/bữa), ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ), thích ăn các món ăn xào, rán đã được nhiều tác giả nhận thấy khi nghiên cứu trên những đối tượng là người lớn bị thừa cân béo phì [10], [34], [40]. Ngược lại, nếu chế độ ăn thiếu năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng khác có thể dẫn đến suy dinh dưỡng chậm tăng trưởng hoặc thiếu dinh dưỡng đặc hiệu, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể như suy dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu máu thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitaminA. Do vậy chế độ ăn tốt nhất người ta thường áp dụng chế độ ăn 3 hay 4 bữa [13], [34], [38], [45].

Một phần của tài liệu đặc điểm khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên hệ chính quy 2 trường đại học, trung cấp tại tỉnh nam định năm 2012 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w