a/ Thế giới
1.3.2. Phương pháp nhân trắc
Khi đánh giá TTDD dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc cần chú ý rằng ở trẻ em chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá TTDD cấp tính là cân nặng/chiều cao (CN/CC), do đó dùng để đánh giá nhanh TTDD. Chiều cao/tuổi (CC/T) là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, tức là để theo dõi những ảnh hưởng của các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội. Chỉ tiêu cân nặng/tuổi (CN/T) là một chỉ tiêu chung không mang giá trị đặc hiệu như 2 chỉ tiêu trên.Vì vậy, trong các cuộc điều tra người ta thường thu thập cả cân nặng, chiều cao và tuổi để tính ra tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các chỉ tiêu trên [8].
Để đánh giá TTDD người trưởng thành người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Chỉ số khối cơ thể (BMI) thường được sử dụng cho người trưởng thành, khi có số đo chính xác cân nặng và chiều cao, người ta cho rằng tỷ lệ này có liên quan chặt chẽ với tình trạng béo. Chính vì vậy, người ta thường gọi chỉ số đánh giá tình trạng béo phì hay chỉ số khối cơ thể. Chỉ số khối cơ thể BMI được tính theo công thức:
Cân nặng (kg) BMI = ---
Chiều cao (m)]2
Người ta phân loại TTDD của người trưởng thành dựa vào các thang phân loại sau:
+ Để đánh giá tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn.
(Chronic Energy Deficiency - CED), dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau: CED độ 1: 17 – 18,49 (gầy nhẹ).
CED độ 2: 16 – 16,99 (gầy vừa). CED độ 3: < 16,0 (quá gầy).
+ Để đánh giá tình trạng thừa cân ở người trưởng thành theo chỉ số BMI, dựa vào bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới chung cho toàn cầu và thang phân loại có điều chỉnh cho các nước Châu Á.
Phân loại thừa cân và béo phì
Phân loại BMI (kg/m2)
WHO 1998 IDI và WPRO 2000
Bình thường Thừa cân - Tiền béo phì - Béo phì độ 1 - Béo phì độ 2 - Béo phì độ 3 18,5 – 24,9 ≥ 25 25,0 – 29,9 30,0 – 34,9 35,0 – 39,9 ≥ 40,0 18,5 – 22,9 ≥ 23 23,0 – 24,9 25,0 -29,9 ≥ 30 - Các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Ngay từ thời xa xưa, qua kinh nghiệm và các quan sát, người ta có những nhận xét về sự tương quan giữa các đặc điểm hình thái và đặc điểm thể lực. Nhân trắc học hiện đại tìm cách định lượng hoá việc đánh giá thể lực qua các thang phân loại. Đặc điểm nổi bật của các thang đo là lấy cộng đồng làm căn cứ đánh giá cá thể và dùng phương pháp thống kê để thiết lập các thang đo.
Đặc điểm đó làm cho các chỉ số nhân trắc nói lên thể lực một cách đơn giản bằng phương pháp xử lý thống kê, rất dễ tiếp cận. Vì vậy trong những giới hạn nhất định, các chỉ số nhân trắc cùng với các thang đo đã có giá trị nhất định trong đánh giá thể lực.
Có thể nói, mọi số đo nhân trắc đều có quan hệ với thể lực. Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra rằng, chỉ có những số đo có quan hệ với thể lực một cách trực quan, rõ ràng và quan trọng hơn cả là phải định lượng hoá được quan hệ ấy mới có thể sử dụng rộng rãi.
Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây: - Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng. - Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao.
- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và mô mỡ như tỷ lệ % mỡ cơ thể…
Một số kích thước chủ yếu thường được dùng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng người trưởng thành tại thực địa bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng mông, vòng eo, phần trăm mỡ cơ thể …