Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.1. Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam

Xây dựng và phát triển TTCK nhằm tạo nên kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển là một tất yếu. Vì vậy, nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu đã đề xuất với Chính phủ việc nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập TTCK. Ngày 6/11/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định số 207/QĐ-TTCB thành lập Ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo từng bước đi thích hợp. Đây là bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.

Theo sự ủy quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mơ hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mơ hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khốn và TTCK do Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng ban, với các thành viên là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với Đề án của Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/CP thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo mơi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, cơng bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Sự ra đời của UBCKNN có vai trị rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK Việt Nam.

Song, có thể nói rằng sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành của TTCK Việt Nam là Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán của nước ta tại hai miền Nam và Bắc với trụ sở được đặt tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (Hochiminh Securities Trade Center - HOSTC) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào ngày 28/07/2000.

Sau 5 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đón nhận thêm sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hanoi Securities Trade Center – HASTC), đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam và cũng là chính thức hiện thực hóa đề án xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam.

Ngày 11/5/2007 Trung tâm Giao dịch chứng khốn Tp.Hồ Chí Minh được nâng cấp thành Sở Giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo Quyết định số 599/QĐ-TTg. Tiếp đến, Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội cũng chính thức được chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange – HNX) theo Quyết định số 01/2009/QĐ-

TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã chứng tỏ sự phát triển của TTCK Việt Nam cả về qui mô và chất lượng. TTCK Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò của một kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khốn an tồn và đạt được nhiều kết quả:

- Từ khoảng gần 3.000 tài khoản được mở vào năm 2000, cho đến tháng 06/2010 có trên 925.000 tài khoản giao dịch chứng khốn được mở, trong đó có khoảng trên 13.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

- Ban đầu với 2 cổ phiếu được niêm yết, qua 10 năm hoạt động đã thu hút được 557 cơng ty niêm yết với mức vốn hóa tồn thị trường gần 700.000 tỷ đồng (tương đương 42%/GDP).

- Số lượng công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ ngày càng tăng. Khi thị trường mới đi vào hoạt động chỉ có 7 cơng ty chứng khốn, sau 10 năm đã có 105 cơng ty chứng khốn và 46 cơng ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam.

Bảng 2.1: Qui mô TTCK Việt Nam đến tháng 06/2010 Năm Tài khoản

nhà đầu Công ty quản lý quỹ Cơng ty chứng khốn Cơng ty niêm yết Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) %GDP 2000 2.908 7 5 986 0,28% 2001 8.780 8 10 1.570 0,34% 2002 13.607 9 20 2.436 0,48% 2003 16.486 1 12 22 2.370 0,39% 2004 21.600 2 13 26 4.516 0,63% 2005 29.065 6 14 41 9.598 1,21% 2006 110.652 18 55 195 237.276 22,70% 2007 312.139 25 78 253 492.900 40,00% 2008 531.428 43 102 342 225.935 19,76% 2009 822.914 46 105 457 620.551 37,71% 06/2010 925.955 46 105 557 695.186 42,25% Nguồn: UBCKNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)