Các qui định về hoạt động giao dịch trên HOSE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2. Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

2.2.3. Các qui định về hoạt động giao dịch trên HOSE

2.2.3.1. Phương thức giao dịch

Hiện tại, HOSE tổ chức giao dịch chứng khốn thơng qua hệ thống giao dịch tự động theo 2 phương thức:

- Phương thức giao dịch khớp lệnh: bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

+ Phương thức khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định. Phương thức này cho phép các lệnh sau khi được chuyển vào hệ thống giao dịch được sắp xếp trên sổ lệnh theo thứ tự ưu tiên, sau đó sẽ được so khớp tại một thời điểm xác định với một mức giá khớp lệnh duy nhất cho mỗi loại chứng khoán. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh theo phương thức này như sau:

(1) Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.

(2) Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

+ Phương thức khớp lệnh liên tục: là phương thức hệ thống giao dịch thực

hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh. Giá thực hiện trong phương thức giao dịch này được xác định trên cơ sở mức giá của lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh. Các lệnh được thực hiện so khớp theo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn; các lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

(2) Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

- Phương thức giao dịch thỏa thuận: theo phương thức này, các bên mua bán (hoặc cơng ty chứng khốn đại diện bên mua và bên bán thay mặt khách hàng) thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, sau đó giao dịch sẽ được cơng ty chứng khốn thành viên bên mua và bên bán nhập vào hệ thống giao dịch để ghi nhận kết quả. Một số quy định về giao dịch thỏa thuận:

+ Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: các giao dịch thỏa thuận phải từ 20.000 đơn vị trở lên.

+ Các giao dịch thỏa thuận phải tuân thủ quy định về biên độ dao động giá trong ngày.

+ Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư không được thực hiện giao dịch thỏa thuận trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đó.

2.2.3.2. Thời giao giao dịch

HOSE tổ chức giao dịch chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần trong khoảng thời gian từ 8:30 đến 11:00 trừ các ngày nghỉ theo qui định. Thời gian giao dịch cụ thể đối với từng loại chứng khoán như sau:

- Đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư:

• 8:30 – 9:00: khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa • 9:00 – 10:15: khớp lệnh liên tục

• 10:15 – 10:30: khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng của của từng cổ phiếu • 10:30 – 11:00: giao dịch thoả thuận

- Đối với trái phiếu

Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận từ 8:30 – 11:00.

2.2.3.3.Nguyên tắc khớp lệnh

Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau:

- Ưu tiên về giá: + lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước + Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

- Ưu tiên về thời gian: trong trường hợp có nhiều lệnh mua hoặc lệnh bán đối với một loại chứng khốn có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

2.2.3.4. Lệnh giao dịch

Hiện nay, khi giao dịch trên HOSE, nhà đầu tư được sử dụng các loại lệnh sau:

- Lệnh giới hạn: là lệnh đặt mua, bán chứng khoán ở một mức giá nhất định.

Giá này là giá giới hạn cao nhất cho lệnh mua hoặc giới hạn thấp nhất cho lệnh bán. Lệnh chỉ được thực hiện ở mức giá chỉ định hoặc giá thấp hơn đối với lệnh mua, giá cao hơn đối với lệnh bán. Lệnh có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh lúc mở cửa (lệnh ATO): Là lệnh

mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.

- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh lúc đóng cửa (lệnh ATC): Là lệnh

mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở đóng cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Lệnh ATO và ATC được đưa ra không kèm theo giá và được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

2.2.3.5. Biên độ dao động giá

- Biên độ dao động giá: HOSE cho phép giá giao dịch hàng ngày của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được biến động trong phạm vi +/- 5% giá tham chiếu. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giá trái phiếu.

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, HOSE cho phép giá giao dịch được biến động trong +/- 20% giá giao dịch dự kiến.

- Giá tham chiếu: giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Trường hợp giao dịch chứng khốn khơng được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền xác định theo

nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.

Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyết tắc lấy giá giao dịch trước ngày tách hoặc gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.

- Giá đóng cửa: là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch của một mã chứng khốn. Trong trường hợp khơng có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

- Giá trần/giá sàn: là mức giá cao nhất/thấp nhất nằm trong biên độ dao động giá cho phép trong ngày của một loại chứng khoán.

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

2.2.3.6. Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch là khối lượng giao dịch nhỏ nhất

- Giao dịch khớp lệnh: đơn vị giao dịch là lô chẵn (10 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ). Khối lượng giao dịch là bội số của lô chẵn.

- Giao dịch thỏa thuận: giao dịch theo lô lớn, khối lượng tối thiểu của lơ lớn là: • 20.000 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ

• 3.000 trái phiếu

2.2.3.7. Đơn vị yết giá

Khi giao dịch theo phương thức giao dịch khớp lệnh, mức giá mua hoặc bán chứng khoán nhà đầu tư đặt ra phải tuân thủ theo qui định về đơn vị yết giá ứng với từng mức giá của chứng khoán như sau:

Mức giá Đơn vị yết giá

≤ 49.900 100 đồng

50.000 – 99.500 500 đồng

Không áp dụng đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận

2.2.3.8. Sửa, hủy lệnh

- Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: nhà đầu tư không được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ. Nhà đầu tư chỉ được phép hủy các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

- Trong thời gian khớp lệnh liên tục: cho phép nhà đầu tư sửa, hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục.

2.2.3.9. Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định hiện hành, NĐT nước ngoài được phép sở hữu tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của một tổ chức phát hành. Và đối với trái phiếu thì theo quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Trong thực tế, khi phát sinh giao dịch NĐT nước ngoài phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Trong thời gian giao dịch khớp lệnh

+ Khối lượng chứng khoán mua của NĐT được trừ vào khối lượng còn được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng chứng khốn bán của NĐT nước ngồi được cộng vào khối lượng khối lượng còn được phép mua ngay sau khi kết thúc thanh toán giao dịch.

+ Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua của NĐT nước ngoài sẽ bị hủy nếu khối lượng còn được mua đã hết.

- Trong thời gian giao dịch thỏa thuận

+ Ngay sau khi giao dịch thỏa thuận giữa NĐT nước ngoài mua và NĐT trong nước bán được thực hiện thì khối lượng cịn được phép mua của NĐT nước ngoài sẽ giảm xuống tương ứng.

+ Ngay sau khi kết thúc việc thanh toán trong giao dịch thỏa thuận giữa NĐT nước ngoài bán và NĐT trong nước mua thì khối lượng cịn được phép mua của NĐT nước ngoài sẽ tăng lên tương ứng.

+ Nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai NĐT nước ngồi với nhau thì khối lượng chứng khốn cịn được phép mua sẽ không bị ảnh hưởng.

2.2.4. Diễn biến của VN- Index trong thời gian qua (27/08/2000 đến 06/2010)

Sau 10 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã ngày càng đóng vai trị quan trọng cho nền kinh tế thông qua việc huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản trị của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn đối với cơng chúng. Mười năm nhìn lại, TTCK Việt Nam đã trải qua khơng ít thăng trầm thể hiện qua sự biến động của chỉ số VN- Index. Chỉ số giá chứng khốn nói chung, chỉ số VN-Index nói riêng khơng những là thơng tin cho biết tình hình hoạt động của TTCK mà còn cả sức khỏe của nền kinh tế. Qua sự biến động của chỉ số này, nhà đầu tư có thể nhận định sự phát triển của TTCK trong quá khứ, từ đó, có thể dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Từ ngày đầu giao dịch đến nay, chỉ số VN-Index biến động rất mạnh, có giai đoạn tăng trưởng mạnh, có giai đoạn sụt giảm nhanh và kéo dài. Điều này có thể nhận biết qua hình 2.3 sau đây:

0 200 400 600 800 1000 1200 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm VN -I nd ex

- Giai đoạn 1 (02/08/2000 – 01/03/2002): đây giai đoạn khởi động của TTCK Việt Nam, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch một tuần vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Với mốc khởi điểm là 100, VN-Index đã tăng liên tục suốt 12 tháng và đạt đỉnh 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nóng này là do mất cân bằng trong quan hệ cung cầu. Vào thời điểm này, trên thị trường chỉ có 5 công ty niêm yết cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch rất nhỏ trong khi đó cầu về cổ phiếu quá lớn do đầu tư vào chứng khoán lúc này được xem là kênh đầu tư mới và đầy hấp dẫn. Trước sự biến động mạnh của chỉ số VN-Index, UBCKNN đã có những biện pháp để điều tiết thị trường như: mở rộng biên độ dao động giá cổ phiếu, trái phiếu (+/-7%), giới hạn khối lượng mua cổ phiếu trên mỗi lệnh (không quá 2.000 cổ phiếu).

Sau khi đạt đỉnh 571,04 điểm, thị trường bắt đầu sụt giảm liên tục. Từ tháng 06 đến tháng 10/2001, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị, chỉ số VN- Index sụt giảm xuống còn 200 điểm vào tháng 10/2001. Nhiều nhà đầu tư đã thất bại, mất niềm tin và rút khỏi thị trường. Thế nhưng, VN-Index đã bất ngờ phục hồi trong thời gian ngắn, tăng liên tục và đạt 296,11 điểm vào ngày 21/11/2001 trước khi đi vào giai đoạn suy giảm kéo dài gần 2 năm.

- Giai đoạn 2 (01/03/2002 – 05/2007): từ ngày 01/03/2002, số phiên giao

dịch được tăng lên 5 phiên/tuần, từ thứ hai đến thứ sáu. Tuy vậy, xu hướng giảm giá trên TTCK vẫn tiếp diễn, lần đầu tiên giá cổ phiếu niêm yết giảm xuống dưới mệnh giá, đến ngày 22/10/2003 VN-Index chỉ còn 132,72 điểm, mức thấp nhất của thị trường. Vào thời điểm này, trên thị trường đã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết, dù vậy, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Với nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư bước vào thị trường khi giá cổ phiếu cao thì đây quả là một thời kỳ hết sức khó khăn. Giá trị tài sản của họ giảm dần theo sự giảm giá của cổ phiếu qua từng phiên giao dịch. Nhiều nhà đầu tư trở nên trắng tay thậm chí trở thành con nợ của các ngân hàng do thế chấp tài sản để vay tiền đầu tư chứng khốn và vì thế, họ đã lần lượt rút khỏi thị trường làm cho TTCK trong giai đoạn này trở nên căng thẳng và tẻ nhạt.

Thế nhưng, hy vọng đã trở lại, chỉ trong 2 tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã phát triển ngoạn mục. Chỉ số VN-Index cuối năm 2003 đạt 166,94 điểm, sự đảo chiều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thị trường cổ phiếu giảm giá nhưng hoạt động giao dịch trái phiếu lại rất sôi nổi, tổng giá trị giao dịch trái phiếu trong năm 2003 đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Có thể nói, năm 2003 là năm có nhiều biến động nhất kể từ khi TTCK bắt đầu hoạt động, sự phát triển trở lại của TTCK vào những tháng cuối năm là nhờ có những cải tiến tích cực, nhiều biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng như: tăng lần khớp lệnh từ 1 lần lên 2 lần /phiên, trong đó thời gian giao dịch thỏa thuận kéo dài thêm 10 phút; giảm đơn vị giao dịch cổ phiếu từ 100 xuống còn 10 cổ phiếu/lô; giảm lượng tiền ký quỹ của khách hàng khi đặt lệnh mua chứng khốn từ 100% xuống cịn 70% giá trị chứng khoán đặt mua; áp dụng lệnh ATO; nâng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức niêm yết từ 20% lên 30%. Thêm vào đó, Nghị định 144/NĐ-CP về thị trường chứng khoán được Thủ tướng ký ban hành ngày 28/11/2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, đồng thời đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Hình 2.4: Biến động của chỉ số VN-Index từ 11/2003 - 07/2007

11/2003 12/03/2007

Năm 2004

Bước sang năm 2004, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng giá, VN- Index tăng từ 166,94 điểm cuối năm 2003 lên 277,44 điểm vào ngày 31/03/2004, khối lượng giao dịch có phiên đạt trên một triệu cổ phiếu. Nguyên nhân giá cổ phiếu gia tăng trong thời điểm này là do sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài với niềm tin vào sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, họ cũng mua bán cổ phiếu trên thị trường “theo chân” nhà đầu tư ngoại. Tâm lý quá hưng phấn của nhà đầu tư trong nước đã làm cho giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tăng kịch trần bất chấp hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ mốc 277,44 điểm ngày 31/03/2004, VN-Index liên tục giảm giá trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)