Kiểm định Granger (Granger causality test)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.5.2. Kiểm định Granger (Granger causality test)

Trong kiểm định nhân quả Granger, bên cạnh việc kiểm tra tính dừng của chuỗi nghiên cứu cịn phải xác định được chiều dài độ trễ (k) thích hợp cho các biến số trong mơ hình vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chiều dài độ trễ (k) được xác định theo tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC) bao gồm 12 độ trễ khác nhau (k =1 đến k = 12). Độ trễ tốt nhất giữa hai chuỗi quan

sát RVN-Index và RS&P 500 tìm được là 7, giữa RVN-Index và RNikkei 225 là 4,

Căn cứ vào kết quả của kiểm định nghiệm đơn vị ADF và tiêu chuẩn AIC, kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả qua lại giữa sự thay đổi của chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam với sự thay đổi của chỉ số S&P 500 trên TTCK Mỹ và Nikkei 225 trên TTCK Nhật. Kết quả kiểm định Granger được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Granger giữa sự thay đổi của 3 chỉ số VN-Index, S&P 500, Nikkei 225

Giả thuyết H0 Giá trị thống kê F

Chiều dài

độ trễ (k) Kết luận

Mối quan hệ giữa VN-Index và S&P 500

RS&P 500 không ảnh hưởng đến RVN-Index 0,55 7 Chấp nhận giả thuyết H0 RVN-Index không ảnh hưởng đến RS&P 500 1,08 7 Chấp nhận giả thuyết H0

Mối quan hệ giữa VN-Index và Nikkei 225

RNikkei 225 không ảnh hưởng đến RVN-Index

1,98*

4 Bác bỏ giả thuyết H0 RVN-Index không ảnh

hưởng đến RNikkei 225 0,80 4 Chấp nhận giả thuyết H0

*có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

RVN-Index, RS&P500, RNikkei 225: sự thay đổi của các chỉ số VN-Index, S&P 500, Nikkei 225 giữa 2 tuần liền kề.

3.5.2.1. Mối quan hệ giữa chỉ số VN-Index và S&P 500

Kết quả kiểm định ở bảng 3.3 cho thấy, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số S&P 500 không ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index không thể bị bác bỏ. Sự chấp nhận giả thuyết H0 có nghĩa là sự thay đổi của chỉ số S&P 500 không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Trong trường hợp ngược lại, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số VN-Index không ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số S&P 500 cũng không thể bị bác bỏ.

Như vậy, qua kết quả kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam và sự thay đổi chỉ số S&P 500 trên TTCK Mỹ, luận văn khơng tìm thấy bằng chứng có sự ảnh hưởng qua lại giữa TTCK Mỹ và TTCK Việt Nam. Sự thay đổi giá của TTCK Mỹ hồn tồn khơng có tác động gì đến TTCK Việt Nam.

3.5.2.2. Mối quan hệ giữa chỉ số VN-Index và Nikkei 225

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến động của TTCK Mỹ khơng có ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam, nhưng giữa TTCK Nhật và TTCK Việt Nam lại có mối quan hệ với nhau. Cụ thể, từ kết quả kiểm định ở bảng 3.3, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 không ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 10%. Sự bác bỏ giả thuyết H0 cho phép chúng ta kết luận rằng sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 có tác động đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Trường hợp ngược lại, giả thuyết H0 cho rằng sự thay đổi của chỉ số VN- Index không ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 không thể bị bác bỏ. Sự chấp nhận giả thuyết H0 có nghĩa là sự thay đổi của chỉ số VN-Index không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225.

Như vậy, qua kết quả kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật và sự thay đổi chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam, luận văn đã tìm thấy bằng chứng có mối quan hệ đơn hướng (unidirectional) theo chiều từ TTCK Nhật tác động đến TTCK Việt Nam với đỗ trễ bằng 4. Từ đó, có thể kết luận rằng sự thay đổi giá cổ phiếu trên TTCK Nhật có ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam với đỗ trễ là 4 tuần.

Kết quả này đã khẳng định thêm mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Suốt nhiều năm qua, Nhật luôn là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi Nhật là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau

Mỹ. Hơn nữa, Nhật còn là nước hỗ trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải để thúc đẩy giao lưu hàng hóa, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của Việt Nam, và là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong danh sách 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với trên 1.000 dự án đầu tư trực tiếp. Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác mật thiết, do vậy, sự biến động trên TTCK Nhật ít nhiều sẽ tác động đến TTCK Việt Nam.

Tóm lại, TTCK Việt Nam cũng đã có sự liên thơng với TTCK trong khu vực, có thể nói đây là tín hiệu tốt vì sự hội nhập sẽ giúp cho TTCK trong nước ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)