Biến động của chỉ số VN-Index từ 2000-06/2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47)

- Giai đoạn 1 (02/08/2000 – 01/03/2002): đây giai đoạn khởi động của TTCK Việt Nam, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch một tuần vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Với mốc khởi điểm là 100, VN-Index đã tăng liên tục suốt 12 tháng và đạt đỉnh 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nóng này là do mất cân bằng trong quan hệ cung cầu. Vào thời điểm này, trên thị trường chỉ có 5 cơng ty niêm yết cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch rất nhỏ trong khi đó cầu về cổ phiếu quá lớn do đầu tư vào chứng khoán lúc này được xem là kênh đầu tư mới và đầy hấp dẫn. Trước sự biến động mạnh của chỉ số VN-Index, UBCKNN đã có những biện pháp để điều tiết thị trường như: mở rộng biên độ dao động giá cổ phiếu, trái phiếu (+/-7%), giới hạn khối lượng mua cổ phiếu trên mỗi lệnh (không quá 2.000 cổ phiếu).

Sau khi đạt đỉnh 571,04 điểm, thị trường bắt đầu sụt giảm liên tục. Từ tháng 06 đến tháng 10/2001, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị, chỉ số VN- Index sụt giảm xuống còn 200 điểm vào tháng 10/2001. Nhiều nhà đầu tư đã thất bại, mất niềm tin và rút khỏi thị trường. Thế nhưng, VN-Index đã bất ngờ phục hồi trong thời gian ngắn, tăng liên tục và đạt 296,11 điểm vào ngày 21/11/2001 trước khi đi vào giai đoạn suy giảm kéo dài gần 2 năm.

- Giai đoạn 2 (01/03/2002 – 05/2007): từ ngày 01/03/2002, số phiên giao

dịch được tăng lên 5 phiên/tuần, từ thứ hai đến thứ sáu. Tuy vậy, xu hướng giảm giá trên TTCK vẫn tiếp diễn, lần đầu tiên giá cổ phiếu niêm yết giảm xuống dưới mệnh giá, đến ngày 22/10/2003 VN-Index chỉ còn 132,72 điểm, mức thấp nhất của thị trường. Vào thời điểm này, trên thị trường đã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết, dù vậy, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp. Với nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư bước vào thị trường khi giá cổ phiếu cao thì đây quả là một thời kỳ hết sức khó khăn. Giá trị tài sản của họ giảm dần theo sự giảm giá của cổ phiếu qua từng phiên giao dịch. Nhiều nhà đầu tư trở nên trắng tay thậm chí trở thành con nợ của các ngân hàng do thế chấp tài sản để vay tiền đầu tư chứng khốn và vì thế, họ đã lần lượt rút khỏi thị trường làm cho TTCK trong giai đoạn này trở nên căng thẳng và tẻ nhạt.

Thế nhưng, hy vọng đã trở lại, chỉ trong 2 tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã phát triển ngoạn mục. Chỉ số VN-Index cuối năm 2003 đạt 166,94 điểm, sự đảo chiều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thị trường cổ phiếu giảm giá nhưng hoạt động giao dịch trái phiếu lại rất sôi nổi, tổng giá trị giao dịch trái phiếu trong năm 2003 đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Có thể nói, năm 2003 là năm có nhiều biến động nhất kể từ khi TTCK bắt đầu hoạt động, sự phát triển trở lại của TTCK vào những tháng cuối năm là nhờ có những cải tiến tích cực, nhiều biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng như: tăng lần khớp lệnh từ 1 lần lên 2 lần /phiên, trong đó thời gian giao dịch thỏa thuận kéo dài thêm 10 phút; giảm đơn vị giao dịch cổ phiếu từ 100 xuống cịn 10 cổ phiếu/lơ; giảm lượng tiền ký quỹ của khách hàng khi đặt lệnh mua chứng khốn từ 100% xuống cịn 70% giá trị chứng khoán đặt mua; áp dụng lệnh ATO; nâng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức niêm yết từ 20% lên 30%. Thêm vào đó, Nghị định 144/NĐ-CP về thị trường chứng khốn được Thủ tướng ký ban hành ngày 28/11/2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, đồng thời đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, cơng bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Hình 2.4: Biến động của chỉ số VN-Index từ 11/2003 - 07/2007

11/2003 12/03/2007

Năm 2004

Bước sang năm 2004, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng giá, VN- Index tăng từ 166,94 điểm cuối năm 2003 lên 277,44 điểm vào ngày 31/03/2004, khối lượng giao dịch có phiên đạt trên một triệu cổ phiếu. Nguyên nhân giá cổ phiếu gia tăng trong thời điểm này là do sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài với niềm tin vào sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, họ cũng mua bán cổ phiếu trên thị trường “theo chân” nhà đầu tư ngoại. Tâm lý quá hưng phấn của nhà đầu tư trong nước đã làm cho giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tăng kịch trần bất chấp hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ mốc 277,44 điểm ngày 31/03/2004, VN-Index liên tục giảm giá trong những tháng sau đó khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô đi bán cổ phiếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cổ phiếu trên thị trường. VN-Index thấp nhất trong giai đoạn này là 213,74 điểm vào phiên giao dịch ngày 9/08/2004. Từ đó cho thấy chính tâm lý đám đơng trên TTCK đã làm cho hoạt động đầu tư chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn bên cạnh khoản lợi nhuận hấp dẫn có được hoạt động đầu tư này.

Đến những tháng cuối năm, thị trường dần hồi phục, giao dịch trong xu thế ổn định hơn, giá cổ phiếu khơng có biến động lớn. Phiên giao dịch cuối cùng của năm, ngày 31/12/2004, VN-Index đạt 239,29 điểm, tăng 72,35 điểm (trên 43%) so với chỉ số VN-Index ngày 31/12/2003 là 166,94 điểm.

Năm 2005

Xu hướng tăng giá trên thị trường vẫn tiếp tục khi bước sang năm 2005. Mặc dù VN-Index không thể lấy lại mốc trên năm 500 điểm như trước đó, nhưng TTCK Việt Nam ngày càng sáng sủa hơn khi kết thúc phiên giao dịch cuối năm VN-Index đã vượt ngưỡng 300, đạt 307,5 điểm. Có thể tổng hợp một số nguyên nhân giúp thị trường vực dậy như sau:

- Các kênh đầu tư khác như đầu tư vàng, bất động sản, ngoại tệ,… khơng có sức thu hút bằng đầu tư vào chứng khoán. Đầu tư vào vàng lúc này được cảnh báo

là rất mạo hiểm vì giá vàng thế giới biến động khó lường. Lãi suất tiền gửi ngân hàng đang trong xu hướng giảm. Đầu tư vào USD cũng không thuận lợi do Mỹ muốn giữ đồng đôla yếu để phục hồi tằng trưởng, giảm bội chi ngân sách,…

- Hàng hóa trên thị trường được tăng cường khi Thủ tướng ban hành Quyết định 528 QĐ-TTg ngày 14/6/2005 về việc phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (Tp.HCM và Hà Nội).

- Trung tâm lưu ký chứng khoán được thành lập và đưa vào hoạt động với nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch mua, bán chứng khoán giúp cho hoạt động giao dịch chứng khốn diễn ra nhanh chóng, an tồn.

- Một lần nữa, các nhà đầu tư nước ngoài được tăng tỷ lệ tham gia vào TTCK Việt Nam. Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì các nhà đầu tư nước ngồi được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch (thay vì là 30% như trước đây), đồng thời không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

Năm 2006

Những ngày đầu năm 2006, VN-Index đã có sự gia tăng ngoạn mục tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới. Từ 307,5, điểm vào cuối năm 2005, VN-Index bắt đầu tăng liên tục và lần đầu tiên vượt qua kỷ lục cũ là 571,04 điểm được xác lập ngày 25/06/2001 khi VN-Index tăng vọt lên 632,69 điểm vào ngày 25/04/2006. Sau đó, thị trường lại sụt giảm liên tục xuống mức thấp nhất là 399,8 điểm vào phiên giao dịch ngày 02/08/2006. Các nhà đầu tư không chịu nổi sự suy giảm đã bán ra ồ ạt dẫn đến VN Index sụt giảm 37% so với mức tăng trước đây kể từ ngày 25/04/2006. Từ mốc 399,8 điểm, VN-Index tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và đạt mức 751,77 điểm vào thời điểm cuối năm (tăng 144,8% so với cuối năm 2005), chính thức ghi dấu Việt Nam trở thành TTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2006. Có thể nói, năm 2006 là một năm TTCK Việt Nam có nhiều khởi sắc, thể

hiện sự chuyển biến về chất. Tính đến ngày 29/12/2006, TTGDCK TP.Hồ Chí Minh đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khốn được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2007

Tiếp nối đà tăng trưởng ở cuối năm 2006, VN-Index vào những tháng đầu năm 2007 gia tăng nhanh chóng và xác lập kỷ lục mới, nhưng sau đó thị trường bị điều chỉnh liên tục tạo nên một năm đầy thăng trầm cho TTCK Việt Nam. Giai đoạn 3 tháng đầu năm 2007 được xem là giai đoạn bùng nổ của TTCK Việt Nam khi VN- Index tăng vọt và đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm ngày 12/03/2007.

Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng trong giai đoạn này là: - Tình hình chính trị ổn định, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, đạt 8,2%. - Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới – WTO, đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14. Đây là những nhân tố thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh và gắn liền với nó là sự phát triển của TTCK Việt Nam.

- Hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết đạt kết quả khả quan.

- Luật chứng khoán được Quốc hội thơng qua vào tháng 06/2006 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 tạo ra khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động của TTCK, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập. Sự ra đời của Luật chứng khoán đã thể hiện bước chuyển biến mạnh mẽ về cơng tác quản lý, đồng thời cịn mang lại tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thị trường được bổ sung một lượng hàng hóa lớn. Chính sách ưu đãi giảm thuế thu nhập 50% sau hai năm niêm yết bị bãi bỏ từ ngày 01/01/2007 đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng niêm yết cổ phiếu trong năm 2006. Chính phủ cơng bố thơng tin về kế hoạch IPO bốn ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt

Nam là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng tiến hành phát hành cổ phiếu bổ sung để tăng vốn điều lệ.

- Các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như Merry Lynch, Citi Group,… đã có những đánh giá hết sức khả quan về TTCK Việt Nam, tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là các Quỹ đầu tư.

- Giai đoạn từ 05/2007 đến nay

Ngày 01/03/2007, UBCKNN cơng bố cơng khai những nội dung chính bản đánh giá và khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên quan đến phát triển TTCK Việt Nam. IMF cho rằng, việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng, tiếp tục làm bùng nổ TTCK và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Sau khi xác lập mức đỉnh 1.170,67 điểm, VN-Index đã bước vào đợt điều chỉnh đầu tiên của năm từ nửa sau tháng 03/2007 đến cuối tháng 04/2007, vào ngày 24/04/2007, VN-Index chỉ còn 905,53 điểm, tương đương giảm 22,6%.

Ngày 11/05/2007, TTGDCK Tp Hồ Chí Minh được chuyển thành Sở giao dịch chứng khốn Tp Hồ Chí Minh theo quyết định số 559/QĐ-TTg của Thủ tướng , đánh dấu bước phát triển mới của TTGDCK Tp Hồ Chí Minh nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung. Tháng 05/2007, thị trường dần phục hồi, VN-Index quay về mốc 1.113,19 điểm vào ngày 23/05/2007.

Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan nhà nước cũng như Chính phủ đã ban hành một số thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường như: Chỉ thị 03/2007/CT_NHNN về khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 3%, hạn mức này đã buộc các ngân hàng phải dừng hoạt động cho vay và thực hiện thu hồi nợ khiến nhiều nhà đầu tư thiếu vốn; Luật Thuế thu nhập cá nhân được thơng qua, trong đó lần đầu tiên thu nhập từ chứng khoán được

đưa vào diện chịu thuế. Dưới tác động của các chính sách này, thị trường đã sụt giảm nhanh chóng, ngày 06/08 VN-Index chạm đáy ở mức 883,90 điểm.

Sau nhiều biến động, TTCK Việt Nam nhanh chóng bình ổn trở lại khi kỳ vọng và niềm tin của các nhà đầu tư về sự phục hồi của thị trường mạnh dần. Trong giai đoạn từ đầu tháng 09/2007 đến cuối tháng 10/2007, thị trường bước vào phục hồi mạnh mẽ. Đỉnh cao nhất của VN-Index là 1.106,60 điểm vào ngày 03/10/2007, sau đó VN-Index vẫn dao động ở mức trên 1.000 điểm cho đến hết tháng 10/2007.

Trái với các năm trước, TTCK cuối năm đã không tăng như kỳ vọng của các nhà đầu tư. Sau đợt phục hồi, thị trường lại điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Mặc dù, thị trường cũng có tăng trưởng trở lại nhưng khơng duy trì được lâu, VN- Index giảm xuống ngưỡng 1.000 điểm và kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2007 ở mức 927,02 điểm. Một số nguyên nhân dẫn đến đợt sụt giảm này là do sự suy giảm của TTCK toàn cầu vào cuối năm 2007 gây tâm lý bất ổn cho các nhà đầu tư, Chỉ thị 03 chính thức được thực thi khiến dịng vốn đầu tư vào chứng khoán bị hạn chế, lạm phát tăng cao nên NHNN hạn chế mua USD làm hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn.

Năm 2007 đi qua với nhiều biến động của TTCK Việt Nam, tuy có sự sụt giảm vào những tháng cuối năm nhưng xét về mức tăng trưởng thì VN-Index vẫn tăng 23,3% so với thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy sự tăng trưởng ổn định của thị trường, thị trường luôn vận hành theo qui luật cung cầu và có các giai đoạn điều chỉnh hợp lý. 0 200 400 600 800 1000 1200 7/2007 12/2008

Năm 2008

Năm 2008 là một năm khó quên đối với các nhà đầu tư chứng khoán khi phải chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường. Dưới tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ và các chính sách vĩ mơ của Chính phủ, VN-Index đã giảm sâu sau giai đoạn bùng nổ 2006-2007 và quay về mốc 300 điểm của đầu năm 2006.

- Giai đoạn đầu năm - giữa tháng 06/2008: ngay từ đầu năm, TTCK Việt Nam đã đón nhận nhiều thơng tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm kiềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)