Một số hạn chế của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 77)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

4.1. Một số hạn chế của TTCK Việt Nam

Mười năm không phải là quá dài đối với lịch sử phát triển TTCK của một quốc gia, nhưng qua kết quả đánh giá thực trạng của TTCK Việt Nam được trình bày trong chương 2 cho thấy sự phát triển bước đầu của TTCK Việt Nam rất đáng khích lệ. Từ lúc vốn hóa chỉ đạt 0,28% GDP năm 2000, đến tháng 06/2010 đạt 42,25%, vượt xa mục tiêu hướng tới của Bộ Tài chính là phấn đầu đến năm 2010 giá trị vốn hố thị trường có tổ chức đạt 10-15% GDP. TTCK Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển thị trường vốn quốc gia, giúp Chính phủ và doanh nghiệp huy động được nguồn vốn lớn trong dân, biến nguồn vốn nhàn rỗi thành các khoản đầu tư hiệu quả.

Tuy có bước phát triển nhanh chóng sau 10 năm nhưng mức độ hội nhập của TTCK Việt Nam với TTCK các nước cịn rất thấp. Thơng thường TTCK tại các nước phát triển sẽ có sự liên thơng nhất định với nhau. Hai hay nhiều TTCK được xem là có liên thơng nhau khi các yếu tố tác động đến thị trường này cũng có khả năng tác động đến TTCK còn lại, kết quả là thị trường này sẽ có cùng hoặc ngược chiều với diễn biến trên TTCK kia.

Một TTCK được xem là vận hành hiệu quả khi nó nhạy cảm với tất cả các thơng tin xuất hiện, phản ánh được chúng vào sự thay đổi giá của chứng khốn. TTCK Mỹ là một ví dụ minh họa cho một TTCK vận hành tốt. Bất kỳ thơng tin tích cực hay tiêu cực về nền kinh tế Mỹ như mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, chính sách lãi suất,…đều ngay tức thì được phản ánh vào sự biến động của các chỉ số giá chứng khốn. Ngồi ra, nền kinh tế Mỹ có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước nên những yếu tố tác động lên nền kinh tế Mỹ cũng lan tỏa sang nền kinh tế các nước, từ đó, dẫn đến những thay đổi trên TTCK. Chẳng hạn, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất cơ bản thì TTCK Mỹ sẽ đi lên và ngược lại. Nhưng đối với Nhật, lãi suất ở Mỹ giảm tức là đồng USD được định hướng yếu hơn so với đồng Yên Nhật. Như vậy, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn ở Nhật có thể giảm mạnh do lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm dẫn đến chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật có thể đi xuống.

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật có ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều và độ trễ khá dài (4 tuần). Điều đáng ngạc nhiên hơn là sự thay đổi của chỉ số S&P 500 không tác động đến sự thay đổi chỉ số VN-Index mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thực tế thời gian qua, trong khi TTCK Mỹ rất nhạy cảm với những thơng tin về tình hình thất nghiệp, chỉ số giá, kết quả hoạt động kinh doanh của các tập đồn lớn thì những yếu tố này hầu như khơng có ý nghĩa đối với TTCK Việt Nam. Thậm chí sự biến động của VN-Index cũng khơng phản ánh được sự phát triển thực của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù được cảnh báo chứng khoán đã vượt xa giá trị thật nhưng nhà đầu tư vẫn tranh nhau mua rồi lại ồ ạt bán ra tạo nên giai đoạn 2007-2008 đầy thăng trầm. Cho đến giai đoạn hiện nay, dù có những tín hiệu tốt từ nền kinh tế trong nước như chỉ số CPI thấp, tốc độ tăng trưởng GDP khá, cán cân thanh toán được cải thiện,…và sự tăng điểm của các TTCK trên thế giới, nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa hồi phục chứng tỏ TTCK Việt Nam vận hành không theo đúng qui luật và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý nhà đầu tư.

Để TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng là phong vũ biểu của nền kinh tế, từng bước hội nhập vào TTCK thế giới thì cần phải khắc phục những hạn chế sau:

- Qui mơ của TTCK Việt Nam cịn nhỏ, vốn hóa thị trường đến tháng 06/2010 đạt gần 700.000 ngàn tỷ đồng, tương đương 42.25% GDP. Trong đó, số lượng cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh chỉ có 243 loại, chưa có các sản phẩm phái sinh về chứng khoán. Nếu so với TTCK các nước thì con số này khá khiêm tốn. Nhiều cơng ty cổ phần chưa nhận thấy được lợi ích khi niêm yết trên TTCK mà ngược lại họ còn e ngại vấn đề công khai, minh bạch thông tin khi niêm yết. Điều này đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường. Ngồi ra, qui mô thị trường nhỏ cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạt động thao túng giá chứng khoán được thực hiện dễ dàng trong thời gian qua.

- Kiến thức của nhà đầu tư trên TTCK cịn hạn chế. Tính đến tháng 06/2010, TTCK Việt Nam có trên 925.000 tài khoản giao dịch trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm trên 80%. Điều quan trọng là các nhà đầu tư cá nhân còn thiếu khả năng thu thập và phân tích thơng tin để lựa chọn chứng khốn đầu tư mà chủ yếu hành động theo tâm lý “bầy đàn”, đầu tư theo phong trào. Đây được xem là nhân tố chính dẫn đến những biến động khó lường, không theo qui luật nào trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch thơng tin chưa được đảm bảo. Tính minh bạch và hiệu quả thông tin mặc dù được cải thiện nhưng cịn hạn chế thể hiện việc chậm cơng bố báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết, hiện tượng thông tin bất cân xứng tồn tại khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Một TTCK được đánh giá là vận hành tốt khi các thông tin công bố được phản ảnh ngay vào sự thay đổi giá chứng khốn. Do vậy, thơng tin khơng được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ làm mất niềm tin của nhà đầu tư đối với TTCK. Tuy nhiên, việc tuân thủ theo các qui định về kiểm tốn và cơng bố thơng tin vẫn là một khó khăn đối với các công ty niêm yết. Thị trường cịn q ít thơng tin, từ thông tin vĩ mô đến vi mơ, đặc biệt là thiếu

những kênh phân tích thơng tin đáng tin cậy nên đã tạo điều kiện cho những tin đồn xuất hiện và lan tỏa nhanh.

- Cơng tác quản lý, giám sát thị trường cịn bất cập. Luật chứng khoán được ban hành năm 2006 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt động của TTCK. Nhưng đến thời điểm này, Luật chứng khoán cũng bộc lộ những hạn chế như: nhiều sản phẩm, hoạt động chứng khoán được đề cập nhưng chưa được hướng dẫn thực hiện, cụ thể là nhóm sản phẩm phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai; nhóm các nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch ký quỹ cho vay mua chứng khốn, bán khống,… Chưa có những giải pháp hữu hiệu trong công tác giám sát thị trường, do đó, tình trạng vi phạm pháp luật về chứng khoán ngày càng tăng, nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn được sửa đổi nhiều lần nhưng chưa đủ mạnh để răn đe.

- Những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài như hạn chế mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi đối với cơng ty trong nước, khả năng tiếp cận thông tin cũng như các qui định bảo vệ nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 77)