Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.4. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trên cơ sở mẫu nghiên cứu là chỉ số VN-Index, S&P 500, Nikkei 225 được tổng hợp vào ngày thứ tư hàng tuần từ ngày 28/07/2000 đến ngày 11/6/2010 tác giả tính tốn được một số chỉ tiêu thống kê và trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thống kê về mẫu nghiên cứu Chỉ số N Đơn vị tính Thấp nhất Trung bình Trung vị Cao nhất Độ lệch chuẩn VN-Index 504 Điểm 103,38 393,55 290,51 1137,69 255,75 S&P 500 504 Điểm 712,87 1170,24 1165,89 1562,47 191,04 Nikkei 225 504 Điểm 64,72 110,08 108,54 158,66 23,50 N: Số quan sát

Từ kết quả thống kê thể hiện ở bảng 3.1 chúng ta thấy rằng chỉ số VN-Index trên TTCK Việt Nam có sự biến động mạnh mẽ nhất trong 3 chỉ số. Cụ thể, chỉ số VN-Index thấp nhất ở mức 103,38 điểm, cao nhất là 1137,69 điểm và trung bình là 393,55 điểm, khoảng cách giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của chỉ số VN- Index rất lớn. Điều đó cho thấy trong khoảng thời gian nghiên cứu, TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng rất nhanh nhưng chưa bền vững. Đây cũng là đặc điểm chung của các TTCK mới nổi, nơi mà độ bất ổn cao hơn các TTCK phát triển.

Hình 3.1: Biến động của chỉ số VN-Index, Nikkei 225 và S&P 500 vào ngày thứ tư hàng tuần từ ngày 28/07/2000 đến ngày 11/06/2010 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00 1600.00 1800.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Chỉ số VN-Index Nikkei 225 S&P 500

Đồ thị trong hình 3.1 được xây dựng từ cơ sở dữ liệu về chỉ số VN-Index, S&P 500 và Nikkei 225. Bằng trực quan cho thấy, nhìn chung biến động của 3 chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam, TTCK Mỹ và TTCK Nhật chưa có sự

đồng điệu. Trong đó, đường biểu diễn chỉ số VN-Index có sự biến động rất lớn, biên độ dao động rộng.

Ở giai đoạn thứ nhất, từ ngày 28/07/2000 đến 06/2001, VN-Index có xu

hướng đi lên rất nhanh tạo thành hình vách núi thẳng đứng. Từ mốc 100 điểm, VN- Index đã nhanh chóng đạt mức đỉnh với 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001 trong khi chỉ số S&P 500 trên TTCK Mỹ và chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Nhật đều có xu hướng đi xuống. Điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên vì đây là giai đoạn đầu tiên của TTCK Việt Nam nên chưa có sự liên thơng giữa TTCK Việt Nam và TTCK các nước. Nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu lên cao trong thời kỳ này là do nguồn cung chứng khoán quá hạn chế, chỉ có 4 loại cổ phiếu (REE, SAM, HAP và TMS) được niêm yết trên TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh.

Giai đoạn thứ hai từ những tháng cuối năm 2001 đến tháng 10/2003. Sau khi

đạt đỉnh 571,04 điểm, VN-Index biến động theo xu hướng giảm dần, đến ngày 22/10/2003 VN-Index chỉ còn 132,72 điểm. Trong thời gian này, qua đường biểu diễn của chỉ số S&P 500 và chỉ số Nikkei 225 cho thấy TTCK Mỹ và TTCK Nhật có những giai đoạn hồi phục nhưng xu hướng chung vẫn là sụt giảm. Chỉ số Nikkei 225 từ mức cao nhất là 158,66 điểm vào ngày 30/08/2000 giảm xuống 64,72 điểm vào ngày 23/04/2003. Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm 50% với mức thấp nhất là 776,76 điểm ngày 09/10/2002. Tuy nhiên, từ tháng 03/2003, cả TTCK Mỹ, TTCK Nhật đêu hồi phục mạnh mẽ thể hiện qua chuỗi tăng giá kéo dài của chỉ số S&P 500 và Nikkei 225, kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2003 S&P 500 đạt 1111,92 điểm, Nikkei 225 đạt 99,62 điểm, trong khi TTCK Việt Nam vẫn đi xuống. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đi xuống của TTCK Việt Nam trong giai đoạn này là xu hướng đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư bất chấp những tính tốn thực tế về giá trị thực của cổ phiếu. Vì thế, giá giao dịch của cổ phiếu có sự đối lập giữa hai giai đoạn đầu của thị trường, cũng giống như tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư khi bước vào thị trường đối lập với tâm lý chán nản, mất phương hướng ở giai đoạn thứ hai này.

Giai đoạn thứ ba từ 2 tháng cuối năm 2003 đến cuối năm 2005. TTCK Việt

Nam phục hồi và vẫn duy trì được đà tăng giá đến cuối tháng 03/2004, sau đó lại rơi vào thời kỳ sụt giảm. Đến những tháng cuối năm 2004, chỉ số VN-Index dần gia tăng trở lại và kéo dài trong năm 2005. Trong giai đoạn này, TTCK Việt Nam cũng trải qua những đợt điều chỉnh nhưng xu thế giao dịch ổn định hơn, giá cổ phiếu khơng có biến động lớn. Chỉ số S&P 500 và Nikkei 225 vào thời gian này vẫn tiếp tục gia tăng.

Giai đoạn thứ tư từ năm 2006 đến tháng 10/ 2007. TTCK Việt Nam một lần

nữa bước vào thời kỳ đầy biến động. Giá của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường có xu hướng tăng rất nhanh. Từ mốc 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN-Index tăng liên tục đến ngày 25/04/2006 đạt 632,69 điểm rồi đảo chiều và thiết lập “đáy” ở mốc 399,80 điểm vào ngày 02/08/2006. Nhưng kể từ thời điểm này, chỉ số VN- Index bắt đầu có xu hướng đi lên rất mạnh và tiếp tục tạo thành hình vách núi thẳng đứng với đỉnh cao nhất là mốc 1.137,69 điểm vào ngày 28/02/2007. Với sự gia tăng này, TTCK Việt Nam đã trở thành TTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sau đó thị trường có nhiều sự tăng giảm nhanh nhưng chỉ số VN-Index vẫn còn ở mức cao trên 1000 điểm, cụ thể là 1.106,6 điểm vào ngày 03/10/2007. Sự phát triển quá nóng của TTCK Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của báo giới nước ngồi. Phịng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AMCHAM) đăng tải trên website của họ bài viết “Thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa thiếu cơ sở”. Đặc biệt là IMF đã gửi bản khuyến cáo đến Chính phủ Việt Nam về sự bùng nổ của TTCK.

Trong khoảng thời gian này, đường biểu diễn chỉ số VN-Index gần giống đường biểu diễn chỉ số S&P 500 nhưng độ biến động của chỉ số VN-Index cao hơn rất nhiều, chỉ số Nikkei 225 thì gia tăng trong xu thế rất ổn định. Từ đó cho thấy, sự biến động trên TTCK Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi diễn biến trên TTCK các nước, chưa đi theo xu thế chung và điều quan trọng hơn là mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam vẫn ở dạng yếu biểu hiện qua sự tồn tại của tâm lý “bầy đàn”. Nhà đầu tư vẫn đầu tư theo đám đơng, khơng có kỳ vọng riêng và yếu tố tâm lý giữ vai trò quyết định hành vi giao dịch của họ trên thị trường.

Giai đoạn thứ 5 từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2009. Mỹ rơi vào khủng

hoảng tài chính khi các ngân hàng lớn nhất nước này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. TTCK Mỹ bước vào thời kỳ giảm giá nghiêm trọng, kết thúc phiên giao dịch ngày 04/03/2009, chỉ số S&P 500 còn 712,87 điểm - mức thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. TTCK Nhật cũng không tránh khỏi đà suy giảm, với mức 73,35 điểm được lập vào ngày 04/03/2009, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm 50% so với thời điểm đầu năm 2007. Đối với TTCK Việt Nam, đây được xem là thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của mình. Từ cuối năm 2007, Vn-Index bắt đầu lao dốc một cách nhanh chóng sau gần 08 tháng và thiết lập “đáy” mới ở mốc 370,45 điểm vào ngày 10/06/2008. Sau đó, thị trường có tăng trưởng trở lại nhưng không đáng kể và tiếp tục giảm sâu, ngày 25/02/2009 VN-Index chạm mức thấp nhất với 244,33 điểm. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng đây khơng phải là ngun nhân chính mà sự giảm sút của TTCK Việt Nam bắt nguồn từ những yếu tố nội tại, đây là một hệ quả tất yếu khi thị trường đã phát triển quá nóng trước đó.

Giai đoạn thứ 6 từ tháng 03/2009 đến 06/2010. Với sự hỗ trợ tích cực của

Chính phủ Mỹ đối với hệ thống tài chính thơng qua các gói kích thích kinh tế, khủng hoảng kinh tế Mỹ dần đi qua. TTCK Mỹ và TTCK Nhật diễn biến theo xu hướng tích cực, hồi phục khá nhanh chóng thể hiện qua chuỗi tăng điểm kéo dài của chỉ số S&P 500 và Nikkei 225. Trước những dấu hiệu khả quan từ nền kinh tế thế giới cùng với chính sách kích cầu chủ Chính phủ, TTCK Việt Nam tăng trưởng trở lại nhưng cũng có một số giai đoạn điều chỉnh, cuối năm 2009 Vn-Index dừng lại ở mốc 494,77 điểm. Sang năm 2010, TTCK Việt Nam khơng có những biến động lớn, đường biểu diễn VN-Index theo xu hướng đi ngang với giá trị dao động quanh mức 500 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 có những giai đoạn tăng giảm rõ rệt gắn liền với thực trạng của nền kinh tế Mỹ.

Tóm lại, vấn đề thường được quan tâm về các TTCK mới hình thành là sự hội nhập vào TTCK thế giới vì một trong những lợi ích của việc hội nhập là làm cho thị trường hiệu quả hơn về mặt thông tin trước sự đòi hỏi của các nhà đầu tư nước

ngồi, từ đó độ biến động của thị trường cũng giảm xuống. Qua đồ thị biểu diễn sự biến động của chỉ số VN-Index, chỉ số S&P 500 và chỉ số Nikkei 225, bằng trực quan cho thấy chỉ số VN-Index từng có cùng xu hướng với chỉ số S&P 500 và chỉ số Nikkei 225 trong khoảng thời gian nhất định. Vậy TTCK Việt Nam có thực sự liên thơng với TTCK các nước nói chung và TTCK Mỹ, TTCK Nhật nói riêng hay khơng? Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa các chỉ số VN-Index, S&P 500 và Nikkei 225 được trình bày trong mục 3.5.

3.5. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ số VN-Index, S&P 500 và Nikkei 225

Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng Phương pháp kiểm định Granger (Granger causality test) để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ số VN-Index, S&P 500 và Nikkei 225. Kiểm định Granger yêu cầu các chuỗi số liệu nghiên cứu phải có tính dừng để đảm bảo đặc tính thống kê cho mơ hình hồi qui. Do đó, kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) được đưa vào sử dụng để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu này. Kết quả được trình bày cụ thể trong mục 3.6.1 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của chỉ số giá chứng khoán trên thế giới đến thị trường chứng khoán việt nam và những giải pháp cơ bản phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)