5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
3.5.3. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 với các độ
khác nhau đến sự thay đổi chỉ số VN-Index
Kết quả kiểm định Granger ở trên cho thấy rằng sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 có ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index. Trên cơ sở kết luận này, tác giả thực hiện một bước tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 đến sự thay đổi chỉ số VN-Index với các độ trễ khác nhau (k=4) bằng phương pháp phân tích hồi qui. Phương trình hồi qui được sử dụng trong phần này có dạng như sau:
Trong đó: Yt: Sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở thời điểm t Xt: Sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 ở thời điểm t k: Chiều dài độ trễ (lag time)
Kết quả phân tích hồi qui được trình bày trong bảng 3.4 . Hệ số xác định R2
là 0,101, có nghĩa là có 10,1% sự thay đổi chỉ số VN-Index được giải thích bởi các biến trong mơ hình, cịn lại là các yếu tố khác bên ngồi mơ hình tác động đến sự thay đổi của VN-Index.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 đến sự thay đổi của chỉ số VN-Index
Biến số Hệ số ước lượng
Hằng số (C) 0,00073 (0,7858) RVN(-1) 0,21088 (3.0308)* RVN(-2) (1.2083)0,06783 RVN(-3) (0,8276)0,05462 RVN(-4) (1,7700)0,10477*** RNikkei(-1) (0,5101)0,03397 RNikkei(-2) 0,09650 (1,2957) RNikkei(-3) 0,08755 (1,1499) RNikkei(-4) -0,12593 (-2,0241)** Số quan sát 503 R2 0,101 Giá trị thống kê F 6,1568* *, **, * ** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%,10%
RVN(-1), RVN(-2), RVN(-3), RVN(-4): Sự thay đổi của chỉ số VN-Index lần lượt ở các độ trễ 1, 2, 3, 4
RNikkei(-1), RNikkei(-2), RNikkei(-3), RNikkei(-4): Sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 lần lượt ở các độ trễ 1, 2, 3, 4
Giá trị thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn
Từ kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở các tuần tiếp theo sau khơng diễn ra một cách ngẫu nhiên mà nó có quan hệ với sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở tuần hiện tại. Cụ thể, sự thay đổi chỉ số VN-Index ở độ trễ thứ nhất (k=1) thể hiện ở biến RVN(-1) mang hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại có tương quan thuận với sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở tuần sau đó. Hay nói
tăng thì phiên giao dịch của 1 tuần sau đó sự thay đổi của chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục theo chiều hướng tăng và ngược lại. Kết quả là chỉ số VN-Index ở tuần thứ t tăng lên 1% thì chỉ số VN-Index ở 1 tuần sau đó tăng 0,21%.
Ngồi ra, sự thay đổi chỉ số VN-Index ở độ trễ thứ tư (k=4) thể hiện ở biến RVN(-4) cũng mang hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Từ đó, cho thấy sự thay đổi của chỉ số VN-Index ở tuần thứ t thay đổi theo chiều hướng tăng 1% thì chỉ số VN-Index ở 4 tuần sau đó sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng 0,105% và ngược lại.
Thêm vào đó, kết quả ở bảng 3.4 cũng cho ta thấy rằng sự thay đổi của chỉ số VN-Index còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225. Cụ thể là sự thay đổi chỉ số Nikkei 225 ở độ trễ thứ tư (k=4) thể hiện ở biến RNikkei(-4) mang hệ số âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tức là sự thay đổi của chỉ số VN-Index có tương quan nghịch với sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225. Ở tuần thứ t, sự thay đổi của chỉ số Nikkei 225 theo chiều hướng tăng thì sau đó 4 tuần sự thay đổi của VN-Index sẽ theo chiều hướng giảm và ngược lại. Kết quả phân tích hồi qui chỉ ra rằng, khi chỉ số Nikkei 225 ở tuần thứ t thay đổi theo chiều hướng tăng 1% thì chỉ số VN-Index ở 4 tuần sau đó sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm 0,126%.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa TTCK Việt Nam và TTCK thế giới mà tiêu biểu là TTCK Mỹ và TTCK Nhật. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chỉ số Nikkei 225 và chỉ số VN-Index. Nhưng mối quan hệ này chỉ diễn ra theo một chiều, theo đó sự thay đổi giá trên TTCK Nhật sẽ ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam với độ trễ là 4 tuần, mối quan hệ này
có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong khi đó TTCK Mỹ khơng có tác động đến
TTCK Việt Nam. Điều đó chứng tỏ TTCK Việt Nam chưa có sự liên thông sâu với
khu vực và thế giới, độ mở của thị trường chưa nhiều. Sự bất ổn định trên TTCK
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GĨP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp những thông tin rất quan trọng về các doanh nghiệp trong nền kinh tế như kết quả hoạt động kinh doanh, triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, những biến động trên TTCK được xem như dấu hiệu phản ảnh sức khỏe của cả nền kinh tế. Sự bất ổn định của thị trường có thể gây ra những hiệu ứng tiêu cực trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, Chính phủ ln chú trọng đặc biệt đến sự phát triển bền vững của thị trường. Trong chương này, trên
cơ sở kết hợp ý kiến cá nhân và ý kiến tham khảo được từ các chuyên gia trên
TTCK, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hơn nữa
TTCK Việt Nam trong tương lai