Thẩm định tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

1.2.3.8 Thẩm định tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là phương tiện cuối cùng đảm bảo cho quyền lợi của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra, vì vậy, thẩm định tài sản thế chấp có vai trị quan trọng. Nội dung thẩm định bao gồm :

- Thẩm định tính pháp lý giấy tờ TSBĐ : đánh giá mức độ đầy đủ, hợp pháp,

hợp lệ của các loại giấy tờ TSBĐ.

- Tình trạng sở hữu, tranh chấp, quy hoạch : nhằm đảm bảo khách hàng

đúng là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và tài sản thế chấp hiện không bị tranh chấp, quy hoạch giải tỏa.

- Tài sản có được phép giao dịch : với các tài sản chuyên dụng, cần thẩm

định xem tài sản đó có bị hạn chế hay cấm giao dịch không, hoặc trong trường hợp giao dịch, phải kèm theo các điều kiện gì.

- Tài sản phải mua bảo hiểm : cần xác định rõ TSBĐ có thuộc loại phải mua bảo hiểm hay khơng, phải mua bảo hiểm loại gì ( tồn phần hay một phần ).

- Tính thanh khoản của TSTC : là việc đánh giá tài sản có dễ thanh lý khi

cần, với mức giá mà ngân hàng chấp nhận hay không.

- Giá trị tài sản : dựa trên các quy định về nhận TSTC của ngân hàng và

việc thẩm định thực tế tài sản, CB thẩm định xác định giá trị tài sản, làm cơ sở để xét duyệt cho vay.

Việc thẩm định TSBĐ được tiến hành trên cơ sở các thông tin sau :

- Các giấy tờ, tài liệu do đơn vị cung cấp.

- Khảo sát thực tế.

- Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới TSBĐ.

- Các nguồn khác : như cơng an , tồ án, uỷ ban, hàng xóm, báo chí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)