Xu hướng phát triển của loại hình DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

2.1.3 Xu hướng phát triển của loại hình DNVVN

Từ sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho đến nay, chính sách kinh tế nhiều thành phần luôn được thực hiện một cách nhất quán, Nhà nước đã khơng ngừng đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, từng bước xóa bỏ dần vai trò quản lý kinh tế của các sở ngành chủ quản, cải tiến mơ hình hoạt động của tổng công ty, chuyển doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp hữu hạn một thành viên. Qua đó, ta thấy trong quản lý kinh tế, Nhà nước chủ yếu giữ vai trò chỉ đạo, hỗ trợ hơn là vai trị ra lệnh và kiểm sốt, từ đó tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi thành phần kinh tế, phát huy mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.

Với sự thay đổi chính sách như trên cùng với đặc điểm riêng có của VN, số lượng DNVVN luôn tăng trưởng không ngừng và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số DN, dẫn đến vai trị và sự đóng góp của loại hình DN này đối với nền kinh tế nước ta là rất quan trọng. Vì vậy, sự phát triển của DNVVN ln được Chính phủ quan tâm, và đã được thể hiện rõ qua Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 về phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN 5 năm ( 2006-2010 ). Theo đó, mục tiêu tổng quát là “ đẩy nhanh tốc độ

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế “, kèm theo là hàng loạt các giải pháp nhằm kích thích sự tăng trưởng và phát triển bền vững của loại hình DN này như : cải cách hành chính, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, cải cách chính sách thuế, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơng nghệ và kiến thức cho DN. Vì thế, các DNVVN sẽ cịn tiếp tục phát triển mạnh và giữ vai trị khơng thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế VN trong tương lai.

Với bối cảnh và tình hình thực tế như trên, đã có sự tác động và làm thay đổi rất lớn đến công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM, thể hiện ở các điểm :

- Nền kinh tế nước ta đang trải qua giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DN, đặc biệt là các DNVVN. Tuy nhiên, loại hình DN này với định hướng phát triển mà VN đã đề ra, sẽ vẫn là loại hình DN chiếm đa số trong nền kinh tế nên cũng đồng thời là đối tượng phục vụ chính của các ngân hàng.

- Khối lượng các chi nhánh, phòng giao dịch NHTM được phát triển dày đặc dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày một khốc liệt, trong khi lượng DN hoạt động tốt, có hiệu quả thì giới hạn, đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Vì vậy, dưới sức ép từ cạnh tranh giữa các NHTM với nhau, để tiếp tục phát triển, mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các NHTM khơng có cách gì khác hơn là phải khơng ngừng tăng trưởng cho vay DNVVN mà vẫn phải đảm bảo an toàn ngay cả khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, ẩn chứa nhiều rủi ro.

Điều này đặt ra cho các NHTM phải không ngừng chú trọng công tác thẩm định cho vay, vừa đảm bảo nhanh chóng giải quyết cho vay để thu hút khách hàng tốt, tăng trưởng dư nợ, vừa có thể hạn chế rủi ro, tránh cho vay các khách hàng có năng lực tài chính yếu kém.

2.2Thực trạng công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM :

2.2.1 Tình hình cho vay DNVVN :

TP.HCM là một thành phố năng động và là một trong những địa phương có số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ cao nhất nước. Theo Báo cáo của Cục Thống kê TPHCM năm 2007, số lượng DNVVN tại TPHCM chiếm 28% tổng số DNVVN của cả nước. Vì vậy, tác giả xin lấy các số liệu thực trạng về tín dụng DNVVN trên cả nước làm cơ sở xem xét và phân tích do hạn chế trong việc thu thập số liệu về cho vay DNVVN trên địa bàn TPHCM.

Đối tượng cho vay là DNVVN tại các NHTM hiện nay không ngừng tăng qua các năm, cả về doanh số lẫn dư nợ cho vay, nhiều NHTM Cổ phần có tỷ lệ cho vay DNVVN chiếm trên 70% tổng dư nợ, một số Chi nhánh của NHTM Nhà nước có dư nợ cho vay DNVVN đạt trên 95%.

Theo Báo cáo của Vụ Tín dụng _ NHNN ngày 29/09/2008 về tình hình vay, trả nợ tín dụng của các DNVVN thì tổng số DN đang cịn quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 DN ( chiếm trên 50% số DNVVN ) với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ đồng; trong đó vốn tự có chiếm tỷ trọng là 36,25%, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 45,31%, còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Vốn tự có bình qn một DN đến 31/07/2008 là 1,33 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng bình quân là 1,79 tỷ đồng.

Cũng theo Báo cáo trên, tình hình doanh số, dư nợ cho vay của các NHTM đối với DNVVN đến 31/07/2008 như sau :

Bảng 2.4: Tình hình doanh số, dư nợ cho vay các DNVVN tại các NHTM Loại hình NHTM Doanh số cho vay ( tỷ đồng ) Tỷ lệ ( % )

1/ NHTM Nhà nước 141.816 49 2/NHTM Cổ phần 139.837 48 3/NH liên doanh,Chi Nhánh NH nước ngồi 7.446 3 Tổng cộng 289.099 100

Loại hình NHTM Dư nợ cho vay ( tỷ đồng ) Tỷ lệ ( % )

1/ NHTM Nhà nước 170.481 57 2/NHTM Cổ phần 120.936 40 3/NH liên doanh,Chi Nhánh NH nước ngoài 8.053 3 Tổng cộng 299.470 100 ( Nguồn : Vụ tín dụng_ NHNN ngày 29/09/2008 )

Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay của các NHTM đối với DNVVN là 289.099 tỷ đồng, trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng, và khối NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài là 7.446 tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay các DNVVN tại các NHTM được thể hiện qua biểu đồ sau đây :

Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ % doanh số cho vay DNVVN tại các NHTM

TỶ LỆ % DOANH SỐ CHO VAY DNVVN

49% 48% 3% 1/ NHTM Quốc doanh 2/NHTM Cổ phần 3/NH liên doanh,Chi Nhánh NH nước ngoài ( Nguồn : Vụ tín dụng_ NHNN ngày 29/09/2008 )

Qua biểu đồ, ta thấy tỷ lệ ( % ) doanh số cho vay DNVVN của khối NHTM Nhà nước và khối NHTM Cổ phần chiếm tỷ lệ đa số so với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, với các tỷ lệ lần lượt là : 49%, 48% và 3%.

Dư nợ cho vay DNVVN đến 31/07/2008 của các NHTM đạt 299.470 tỷ đồng, chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%, cho vay dài hạn chiếm 26,95%. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5,1%, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 56,39% trên tổng dư nợ.

Các NHTM Nhà nước đi đầu trong cho vay các DNVVN, đạt dư nợ 170.481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ, tiếp đến là các NHTM cổ phần với dư nợ đạt 120.936 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ, các NH liên doanh và chi

nhánh NH nước ngoài đạt dư nợ 8.053 tỷ đồng, chiếm 3%, được thể hiện qua biểu đồ sau :

Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ % dư nợ cho vay DNVVN tại các NHTM

TỶ LỆ % DƯ NỢ CHO VAY DNVVN

57% 40% 3% 1/ NHTM Quốc doanh 2/NHTM Cổ phần 3/NH liên doanh,Chi Nhánh NH nước ngoài ( Nguồn : Vụ tín dụng_ NHNN ngày 29/09/2008 )

Ngồi ra, cũng theo báo cáo của Vụ tín dụng NHNN, đến 31/07/2008, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM là 3,64% ( số tuyệt đối là 10.886 tỷ đồng ), tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ( nợ nhóm 5 ) là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các TCTD. Ngồi ra, khối NHTM Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống với 4,59% tổng dư nợ, NHTM Cổ phần là 2,44% và ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 1,45% tổng dư nợ.

Qua số liệu báo cáo từ các NHTM cũng cho thấy, trong số các DNVVN hiện đang quan hệ tín dụng có 23%DN đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, 73,2% DN hoạt động trung bình, 3,8%DN đang gặp khó khăn trong đó có 1,42%DN có khả năng mất vốn.

Thực tế cho thấy, với tình hình khó khăn và nhiều biến động của nền kinh tế như hiện nay, khả năng phá sản của các DNVVN vẫn có thể cao, do đó, cơng tác thẩm định cho vay DNVVN được đặc biệt quan tâm, nhằm tránh những rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của ngân hàng.

2.2.2 Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định cho vay DNVVN của NHTM trên địa bàn TPHCM : NHTM trên địa bàn TPHCM :

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ, cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, các NHTM đã khơng ngừng hồn thiện, cải tiến quy trình, quy định cho vay để cơng tác thẩm định ngày một chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thể hiện ở các mặt sau :

2.2.2.1 Khả năng thu thập thông tin về khách hàng được cải thiện :

Khoa học kỹ thuật và CNTT ngày một phát triển hiện đại, bên cạnh việc thu thập thông tin từ các kênh truyền thống như qua các mối quan hệ, qua báo đài..thì việc thu thập thơng tin khách hàng từ Internet trở nên phổ biến và thuận lợi, cụ thể là qua Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN ( CIC ) và các website của các cơ quan ban ngành, DN có liên quan.

Nếu như trước đây CIC chỉ mới cung cấp một số thông tin thô và chưa tiến hành phân tích thơng tin cũng như đánh giá, xếp loại DN thì đến nay, CIC cũng đã dần nâng cao được chất lượng cung cấp thông tin, với việc khắc phục tình trạng cung cấp thơng tin thơ mà thay vào đó là những thơng tin đã qua phân tích, xử lý, kết hợp với việc đánh giá xếp loại DN.

Thông qua các cải thiện đó của CIC, các ngân hàng đã có được một kênh quan trọng để đánh giá, thẩm định khách hàng chính xác hơn về năng lực tài chính, tài sản thế chấp, tình hình vay vốn ngân hàng và đặc biệt là mức độ uy tín

của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Từ đó, giúp cho ngân hàng có cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin, các cơ quan ban ngành, các cơng ty cũng đã dần xây dựng và hồn chỉnh các website, cung cấp nhiều thơng tin bổ ích, mà qua đó ngân hàng có thể tham khảo, thu thập phục vụ cho cơng tác thẩm định của mình.

2.2.2.2 Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn được xây dựng khá chi tiết tại hầu hết

các ngân hàng :

Nhu cầu thẩm định cho vay đặc biệt đối với các DNVVN ngày một nhiều, phức tạp và đa dạng, đòi hỏi khả năng thẩm định của CBTD phải tốt, thơng thạo, nhanh chóng và có hệ thống, vừa đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu vay của khách hàng, vừa hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Do vậy, các NHTM ngày một coi trọng công tác thẩm định cho vay và hầu hết ngân hàng đều đã xây dựng quy trình thẩm định khá chi tiết, tỉ mỉ nhằm hướng dẫn cho cán bộ nắm bắt được các nội dung cần thẩm định khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn. Đây là một bước tiến lớn trong công tác thẩm định hồ sơ vay. Qua đó, CBTD có thể hệ thống hóa các nội dung cần thẩm định, khơng bỏ xót các vấn đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ vay và đặc biệt tốt đối với các CBTD mới, giúp họ tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tài liệu để xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ nghiệp vụ của CBTD, từ đó, có thể ngăn chặn và quy trách nhiệm cá nhân đối với những hành động tiêu cực, làm phương hại đến lợi ích của ngân hàng.

2.2.3 Những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM : NHTM trên địa bàn TP.HCM :

Bên cạnh các kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, vẫn còn những hạn chế nhất định đang tồn tại trong cơng tác thẩm định cho vay tại các NHTM, vì vậy, tình trạng nợ xấu vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

2.2.3.1 Hạn chế về năng lực, chuyên môn, đạo đức của đội ngũ nhân lực làm

cơng tác tín dụng :

Bộ phận tín dụng của NHTM có vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng do đây là bộ phận mang lại nhiều lợi nhuận đồng thời cũng là nhiều rủi ro nhất cho NHTM. Các đề xuất, quyết định của bộ phận này có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng cũng có thể gây ra những thiệt hại, thậm chí là sụp đổ ngân hàng.

Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ nhân lực làm cơng tác tín dụng tại các NHTM vẫn còn nhiều bất cập. Lực lượng CB trẻ còn non kinh nghiệm trong khi một bộ phận CB lâu năm thì lơ là, ít trau dồi chun mơn nghiệp vụ dẫn đến chất lượng thẩm định cho vay bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, vấn đề đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của đội ngũ cán bộ làm cơng tác cho vay cũng cịn hạn chế, chưa đủ cao để vượt qua các cám dỗ, cạm bẫy mà bộ phận này chứa đựng.

2.2.3.2 Hạn chế về thông tin phục vụ cho thẩm định hồ sơ vay vốn

Dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thơng tin ngày một phát triển nhưng nhìn chung, VN vẫn là một nước lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thơng tin chưa đầy đủ, cịn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới. Thiếu thông tin, các số liệu điều tra, thống kê về các hoạt động sản xuất

kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học..đã hạn chế cơ hội để các DNVVN có thể tiếp cận, nắm bắt thị trường. Đối với các NHTM, cũng gây khó khăn khơng kém khi phải mất nhiều thời gian để thẩm định hồ sơ vay và đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn, vì khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thông tin thị trường trong nước lẫn các thông tin thương mại quốc tế, thơng tin về tình hình lĩnh vực hoạt động của DN cũng như các đối tác làm ăn có liên quan.

2.2.3.3 Cơ chế quản lý, quy trình và chính sách cho vay cịn bất cập:

Mặc dù nhiều NHTM trên địa bàn TPHCM hiện nay đã cố gắng xây dựng và khơng ngừng hồn thiện cơ chế, chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro chủ quan khi thẩm định cho vay, nhưng ít nhiều vẫn tồn tại sự thiếu đồng bộ, còn kẽ hở và chưa kịp thời cập nhật với sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, những biến động của nền kinh tế. Đây sẽ là cơ sở phát sinh rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng là môi trường rất tốt để một bộ phận cán bộ cho vay và khách hàng lợi dụng để trục lợi cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng.

2.2.3.4 Hạn chế trong thẩm định năng lực điều hành, quản lý khách hàng :

Năng lực điều hành, quản lý của khách hàng là một yếu tố quan trọng, quyết định nhiều đến sự thành bại của một DN bởi lẽ nếu điều hành, quản lý tốt thì sẽ là động lực giúp DN vượt qua khó khăn, ngày một phát triển bền vững, cịn nếu khơng, DN dù có đang hoạt động tốt nhưng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là không nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để giữ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)