- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay DNVVN
3.2.2.3 Cải tiến cơ chế chính sách phù hợp với tình hình mới
- Thực hiện triệt để chun mơn hóa bộ phận thẩm định cho vay.
Với tầm quan trọng của thẩm định cho vay, việc phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chun mơn khác nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro chủ quan là giải pháp cần thiết và rất quan trọng.
Tham khảo một số ngân hàng nổi tiếng Thái Lan như Bangkok Bank và Siam Commercial Bank, nhận thấy bộ phận cho vay được phân tách rất chi tiết, gồm nhiều khâu như : tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/thẩm định tín dụng/đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ hợp đồng/đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.
Tại Việt Nam, có thể thực hiện chun mơn hóa bộ phận tín dụng thành các bộ phận như :
+ Bộ phận quan hệ khách hàng : tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng.
+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng : thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng, cũng như giám sát q trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng.
+ Bộ phận tác nghiệp : thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay.
Việc thực hiện cơ chế trên cũng sẽ giúp giảm tải cho CB thẩm định cho vay, giúp họ có thêm nhiều thời gian để chun tâm với cơng việc, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết nhằm thẩm định cho vay đạt chất lượng và hiệu quả hơn.
- Hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế.
Nhiệm vụ của bộ phận này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, xu hướng phát triển cũng như các tác động của nó đến hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược tín dụng phù hợp.
- Khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản, chế độ và cải tiến công tác
triển khai văn bản.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của NHNN VN, các NHTM cần khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản của mình, kịp thời ban hành hướng dẫn các văn bản, chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Ngoài ra, để các chính sách, quy định được thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ, chính xác; các NHTM cần xây dựng quy trình hướng dẫn chi tiết việc triển khai văn bản, tránh giao phó trách nhiệm này cho các lãnh đạo phòng ban, chi nhánh tự thực hiện, dẫn đến tình trạng mỗi người triển khai mỗi kiểu, dễ gây rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là các chủ trương, chính sách lớn. Có như vậy, cơng tác triển khai văn bản mới thật sự khoa học, chất lượng, sâu sát, đảm bảo mọi cán bộ nghiệp vụ nắm vững và thực hiện nhanh chóng.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ phận thẩm định rủi ro độc lập.
Bộ phận thẩm định rủi ro độc lập cần được xây dựng theo hướng đủ tâm và đủ tầm, đúng với vai trị là chốt chặn cuối cùng trong q trình thẩm định. Muốn vậy, bộ phận này phải được đảm trách bởi các cá nhân nhiều kinh nghiệm, có bản lĩnh và chính kiến, có tâm với nghề, giỏi nghiệp vụ chun mơn và có tinh thần học hỏi, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm
Bên cạnh đó, để bộ phận này thực sự phát huy được hiệu quả, rất cần có cơ chế, chính sách rõ ràng, phù hợp, đủ mạnh nhằm trao quyền nhiều hơn cũng như tách biệt hẳn bộ phận này với các bộ phận chuyên môn khác, ngay cả với các cấp lãnh đạo, có như vậy, cơng tác thẩm định rủi ro độc lập mới đi vào thật chất, hiệu quả hơn.