Hạn chế trong phân tích tình hình tài chính của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

2.2 Thực trạng công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên địa

2.2.3.5 Hạn chế trong phân tích tình hình tài chính của DN

Việc phân tích tài chính của DN hiện nay là khơng khó vì các NHTM đều có chương trình vi tính hóa giúp CBTD có thể phân tích nhanh, chính xác tình hình tài chính DN khi nhập số liệu vào. Tuy nhiên, cơng tác trên chỉ có ý nghĩa nếu như các số liệu mà đơn vị cung cấp cho ngân hàng là đáng tin cậy, chuẩn xác. Trong khi đó, khả năng cung cấp đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy các số liệu báo cáo của DN cịn kém, dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính DN của ngân hàng khơng đạt hiệu quả cao.

2.2.3.6 Hạn chế trong phân tích phương án sản xuất kinh doanh :

Việc thẩm định phương án cho vay là rất quan trọng, giúp ngân hàng có thể nhận biết và tài trợ vốn cho những phương án tốt, khả thi, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc thẩm định phương án vay vốn của DNVVN thực tế còn nhiều hạn chế do khách hàng kém năng lực trong việc lập dự án, và tư tưởng chưa xem trọng công tác thẩm định phương án vay vốn của ngân hàng.

2.2.3.7 Hạn chế trong việc thẩm định tài sản bảo đảm :

Tài sản thế chấp được xem là phương tiện bảo vệ cuối cùng cho quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp khách hàng kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thanh tốn cho ngân hàng. Do đó, việc nhận và thẩm định tài sản thế chấp sao cho đảm bảo an toàn với ngân hàng, vừa khơng gây thiệt thịi cho DN có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này tại các NHTM thực tế còn nhiều bất cập do các hạn chế xuất phát từ bản thân ngân hàng và bởi cơ chế, chính sách, quy định pháp lý thiếu ổn định của nhà nước, sự thiếu hợp tác của các cơ quan ban ngành có liên quan.

2.2.3.8 Cơng tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN chưa phát huy hiệu quả:

Chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN là một cơng tác rất quan trọng, là công cụ hữu hiệu giúp cảnh báo, phát hiện sớm và kiểm soát các rủi ro từ khách hàng, từ đó giúp ngân hàng có thể đưa ra các quyết định từ chối hoặc xem xét cho vay kèm giải pháp, hướng xử lý cho vay đối với khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, tránh thiệt hại cho ngân hàng.

Với ý nghĩa đó, hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN đã được xây dựng tại hầu hết các NHTM dựa trên các tiêu chí đánh giá định tính ( thơng qua BCTC của khách hàng ) và định lượng ( dựa trên các thông tin phi tài chính mà NH thu thập được).

Tuy nhiên, cơng tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN tại nhiều ngân hàng còn hạn chế, dẫn đến kết quả chấm điểm chưa phản ánh hết mức độ rủi ro khi cho vay khách hàng. Nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng cao, có uy tín nhưng thực tế lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và ngược lại, xếp hạng tín dụng thấp, thuộc nhóm rủi ro cao nhưng thực tế lại an toàn.

2.2.4 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay DNVVN

Ngoài các lý do khách quan xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mơ cịn nhiều biến động, ngồi tầm kiểm sốt, dự đoán của con người, các lý do chủ quan, nhược điểm nội tại của bản thân các NHTM cũng góp phần đáng kể dẫn đến việc thẩm định cho vay chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn.

2.2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế : - Trình độ chun mơn, kinh nghiệm của đội ngũ CB còn bất cập.

Hiện nay, tuy đại bộ phận CBTD tại các ngân hàng đều đã được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành, nhưng kiến thức chuyên môn, đặc biệt là khả năng ứng dụng vào công tác thẩm định cho vay còn hạn chế, đặc biệt đối với các CBTD trẻ. Thực tế tại các NHTM hiện nay, lực lượng CBTD trẻ, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường thường chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh ưu điểm là sức trẻ, lòng nhiệt huyết, được đào tạo cơ bản, lực lượng này cũng bộc lộ những yếu điểm rất lớn là sự thiếu nhạy bén, tinh tế, nhạy cảm, kinh nghiệm, khả năng ứng xử, ứng phó với các tình huống xảy ra trong q trình tác nghiệp. Vì vậy, dễ dẫn đến rủi ro trong thẩm định cho vay nếu khơng có sự quan tâm, đào tạo, hướng dẫn một cách chu đáo của lãnh đạo ngân hàng.

Ngoài ra, tại các NHTM cũng tồn tại một bộ phận CBTD có thâm niên trong nghề, nhưng lại tự bằng lòng với kiến thức, kinh nghiệm được trang bị từ trường lớp, từ thực tế công tác mà khơng chịu khó học hỏi nghiên cứu, trau dồi cập nhật thêm kiến thức. Vì vậy, dẫn đến trong quá trình thẩm định cho vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, ít quan tâm đến tính chính xác, hợp lý của thông tin, số liệu nêu ra trong phương án, mà chỉ thụ động lắp ráp số liệu được cung cấp sau đó sử dụng máy tính áp dụng chương trình để tính tốn, dẫn đến cơng tác thẩm định không đạt hiệu quả cao, mang nặng tính hình thức và chứa đựng nhiều rủi ro.

- Đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc cịn hạn chế.

Bộ phận cho vay luôn là nơi chứa đựng nhiều cạm bẫy mà khơng ít CBTD đã khơng thể vượt qua. Một bộ phận cán bộ ngân hàng làm cơng tác tín dụng khơng chỉ với mục đích u nghề, được ngân hàng và mọi người coi trọng và đề

cao, có mức lương hấp dẫn hơn so với các bộ phận khác mà còn với tâm lý mau làm giàu do có cơ hội được hưởng bổng lộc khách hàng mang lại từ vị trí này.

Vì vậy, mặc dù hầu hết các NH đã không ngừng xây dựng và hồn thiện quy trình cho vay ngày một chi tiết với các quy định chặt chẽ nhưng do có chức năng thẩm định và đề xuất cho vay, với sức hút của đồng tiền, nhiều CBTD đã cố tình vi phạm, cấu kết với khách hàng kém năng lực để lập hồ sơ vay không đúng với thực tế, hạ chuẩn cho vay nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Tuy nhiên, khi nói đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng, ta thường đề cập đến rủi ro đạo đức của CBTD mà ít nói đến rủi ro đạo đức của người quản lý. Một nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì sẽ ngăn chặn được rủi ro này. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hoặc của nhóm tập thể cán bộ quản lý trong cơng tác điều hành đã vơ tình hay cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn khi cán bộ quản lý hay nhóm cán bộ quản lý có mối quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện vay vốn của khách hàng chưa đủ hoặc thậm chí khơng đủ điều kiện, bị CBTD đề xuất là không cho vay, nhưng vì lý do tế nhị nào đó, cán bộ quản lý vẫn hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí yêu cầu CBTD thực hiện cho vay theo ý kiến chỉ đạo của mình và thực tế là ít CBTD có thể bảo vệ ý kiến ban đầu của mình. Do vậy, những trường hợp như thế, khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng là rất lớn.

2.2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế thông tin phục vụ thẩm định cho vay : - Sự yếu kém từ phía các cơ quan ban ngành, DN.

Hiện nay, một số nguồn thông tin chủ yếu mà các NHTM khai thác để thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng là CIC và các website của các cơ quan ban

Về CIC, so với trước đây, tuy CIC đã cung cấp được nhiều thơng tin hơn, gồm tình hình dư nợ vay của DN tại các NHTM, lịch sử vay vốn , thông tin tổng hợp về DN, xếp hạng tín dụng DN, thơng tin về TSBĐ, nhưng vẫn cịn hạn chế vì các số liệu chưa cập nhật kịp thời và đơi khi thiếu chính xác, đặc biệt là thiếu các thơng tin phi tài chính.

Sở dĩ cịn tồn tại hạn chế trên vì CIC hoạt động dựa vào số liệu mà các NHTM cung cấp, nhưng chưa có những quy định, ràng buộc chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để buộc các NHTM phải tuân thủ nghiêm túc việc cung cấp số liệu cho CIC. Điều này dẫn đến các NHTM cũng chưa thật sự hợp tác, phối hợp và tuân thủ việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác cho CIC. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp khách hàng đã bị nợ quá hạn nhiều tháng, hay đã trả dứt nợ ngân hàng nhưng các NHTM không báo cho CIC, nên CIC vẫn khơng cập nhật được tình trạng nợ khách hàng. Do đó, nguồn thơng tin mà CIC gửi đến cho các NHTM khác khi cần cũng bị hạn chế do chưa cập nhật được các biến động mới nhất về tình hình của DN.

Đối với các nguồn thơng tin từ các website của các cơ quan ban ngành nhà nước và các DN, khả năng NHTM có thể khai thác phục vụ cho công tác thẩm định cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các số liệu thống kê. Mặc dù đã được cải thiện hơn so với trước đây nhưng ngành thống kê, tổng hợp ở nước ta vẫn cịn chậm phát triển, các thơng tin tổng hợp từ hoạt động thống kê vừa thiếu số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, khi cần các số liệu như tỷ trọng nợ trung bình ngành, tỷ suất sinh lời trung bình, mức tồn kho trung bình, mức phải thu trung bình, tỷ trọng giá bán hàng vốn trung bình, quy mơ định hướng phát triển ngành đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh.., những thơng tin có ý nghĩa lớn trong việc thẩm định

phương án, dự án vay vốn, ngân hàng thường rất khó tìm tại các website chính thức của cơ quan nhà nước như ở Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Khả năng khai thác thơng tin của NHTM cịn yếu.

Việc thiếu sự hỗ trợ thông tin từ các cơ quan ban ngành, DN dẫn đến mỗi ngân hàng phải tự tìm tịi, khắc phục các hạn chế trên bằng cách tạo dựng cơ chế, quy định riêng nhằm khai thác và cung cấp thông tin, phục vụ cho việc thẩm định cho vay, nên mức độ hiệu quả và rủi ro là khác nhau. Do mỗi ngân hàng có mức độ nhận thức và điều kiện khác nhau trong việc thu thập thông tin, nên việc hạn chế thông tin trong thẩm định tín dụng cịn xuất phát từ bản thân các NHTM. Một số NHTM chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin, nên việc nhận thơng tin cịn thụ động, chưa có biện pháp chủ động tìm kiếm, thu thập, xử lý và khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho q trình thẩm định tín dụng.

Do thiếu thơng tin để thẩm định nên nhiều NHTM ngại cho vay các DN có làm ăn với nước ngồi như các DN xuất nhập khẩu vì khơng thể thẩm định khả năng thực hiện hợp đồng của phía đối tác, sẽ rất dễ phát sinh rủi ro cho DN VN và NHTM nếu phía đối tác nước ngồi vi phạm hợp đồng.

Ngay cả khi biết được nguồn thơng tin, để có thể tiếp cận thu thập được cũng đòi hỏi tốn kém chi phí cao. Dù nguồn thơng tin đó là do các cơ quan trong nước hay nước ngồi cung cấp, thì với chi phí phải bỏ ra để có được, khơng phải NHTM nào cũng có thể mạnh dạn chi trả, đương cử như các chi phí để lấy thơng tin tín dụng từ CIC. Với một thơng tin cần lấy từ CIC, các NHTM phải chi trả 60.000 đồng/thơng tin trong khi có rất nhiều khách hàng cần phải lấy thông tin và mỗi khách hàng, ngân hàng cần tìm hiểu nhiều thơng tin có liên quan như tài sản thế chấp, hồ sơ pháp nhân, xếp hạng DN thì khoản tiền chi ra là khơng nhỏ.

2.2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong cơ chế, quy trình, chính sách cho

vay :

- Chưa thực hiện chun mơn hóa triệt để khâu tín dụng.

Hiện nay, chỉ mới một số NHTM lớn như ACB, Sacombank, Vietcombank, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số các NHTM quốc doanh như Vietinbank, Agribank và các NHTM cổ phần nhỏ chưa áp dụng cơ chế trên, trong khi các NH này đang có tỷ lệ dư nợ cho vay DNVVN vào loại cao trong hệ thống NHTM, dẫn đến yếu tố tiêu cực, phát sinh rủi ro chủ quan là lớn. Tại các ngân hàng này, một CBTD có thể thực hiện nhiều hoặc tất cả các khâu trong quá trình cho vay gồm : tiếp thị khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay, tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân, theo dõi và xử lý nợ vay như tại Agribank ( CBTD thực hiện tất cả ), Vietinbank ( CBTD thực hiện tất cả, trừ thẩm định và xử lý nợ thì kết hợp với Phịng Quản lý rủi ro ).

Bên cạnh ưu thế là đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, cơ chế khơng tách bộ phận tín dụng cũng bộc lộ các nhược điểm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay. Đó là việc dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng của bộ phận tín dụng khi được độc quyền tiếp xúc và thẩm định cho vay khách hàng.

Ngồi ra, việc duy trì cơ chế trên cũng tạo ra một khối lượng công việc quá lớn và áp lực cho CBTD khiến cho công tác thẩm định cho vay diễn ra sơ sài, hời hợt, chủ quan vì khơng có nhiều thời gian, đặc biệt khi CBTD đang phải quản lý, theo dõi một số lượng lớn khách hàng gồm cả khách hàng nợ xấu.

- Công tác thẩm định rủi ro tín dụng độc lập chưa được coi trọng và quan tâm đúng mức.

Việc ra đời bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập tại các ngân hàng trong những năm gần đây như Vietinbank, Vietcombank, Agribank..là nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng trong thẩm định cho vay và hạn chế rủi ro. Bộ phận này sẽ tham gia kết hợp với bộ phận tín dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay với tư cách là bộ phận thẩm định độc lập, có chức năng như là tái thẩm định lại các nội dung mà phịng tín dụng đã tiến hành. Tùy theo đặc điểm mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh mà mức độ tham gia của bộ phận này trong công tác thẩm định hồ sơ vay là nhiều hay ít, đặc biệt đối với các hồ sơ vay lớn, hầu như đều có sự tham gia của bộ phần này. Đây có thể xem là chốt chặn cuối cùng nhằm hạn chế rủi ro trước khi giải quyết cho vay.

Tuy với ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng thực tế áp dụng lại cho thấy, bộ phận này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như chưa phát huy được hết vai trị của mình tại các chi nhánh ngân hàng áp dụng mơ hình trên, thậm chí là bị hủy bỏ sau một thời gian ngắn áp dụng như tại Agribank. Một số hạn chế khi triển khai bộ phận này :

 Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định rủi ro độc lập thường có mối quan hệ

thân thiết, nể nang nhau nên khi thẩm định hồ sơ, cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng thường khơng có chính kiến riêng mà tùy thuộc quyết định cho vay của CBTD.

 Trường hợp cán bộ thẩm định rủi ro độc lập thực hiện đúng nguyên tắc

theo quy định lại bị mang thành kiến là tác nhân dẫn đến việc không phát triển dư nợ cho chi nhánh, hạn chế khách hàng nên cũng thường ngại va

chạm với bộ phận tín dụng, từ đó, tạo tâm lý e dè, bng xi khi thẩm định rủi ro độc lập.

 Lực lượng thẩm định rủi ro độc lập còn thiếu và yếu, chưa đủ khả năng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)