LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ
2.3. Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu
2.3.1. Lạm phát là vấn đề của đo lường
Lạm phát cao bắt nguồn từ tỷ trọng của một số hàng hố thiết yếu trong rổ hàng hố tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là quá cao và có thể đã lỗi thời, vì thế cần thay đổi lại tỷ trọng này hoặc phải có một chỉ số giá nào đó đo lường trung thực hơn, chẳng hạn như tính tốn lạm phát cơ bản (core inflation). Thật vậy, số liệu lạm phát tính bằng chỉ số CPI hàng năm của Việt Nam nếu phân tích một cách chi tiết thì phần tăng giá bắt nguồn từ giá của nhóm hàng lương thực - thực phẩm (xem Hình 2.7).
Nếu như năm 2003, giá hàng lương thực - thực phẩm biến động xung quanh giá trị trung bình của CPI thì bắt đầu từ năm 2004 cho đến nay, chỉ số giá của nhóm hàng lương thực - thực phẩm luôn cao hơn chỉ số giá trung bình. Hơn nữa, khơng chỉ vì lý do giá nhóm hàng này tăng cao mà trọng số nhóm này chiếm 47,9% trong rổ hàng hố tính CPI. Chính nhóm này đã đẩy mức lạm phát chung tăng cao.
Với lý do đó, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố trên
Thời báo Kinh tế Sài Gịn rằng “CPI hiện chỉ được tính dựa trên 384 mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu. Rất nhiều mặt hàng quan trọng khác chưa được đưa vào rổ hàng
hóa này như vàng, bất động sản, các loại giấy tờ có giá… là những loại hàng hóa
đang rất thơng dụng và có giao dịch ngày càng tăng trên thị trường”.12
Một chuyên gia khác của Viện Nghiên cứu Thương mại cũng khẳng định điều này. Phân tích của chuyên gia này cho thấy cơ cấu của rổ hàng hóa để tính CPI có tới
47,9% các mặt hàng lương thực - thực phẩm và cơng thức tính CPI sử dụng quyền số cố định khơng cịn phù hợp với tính chất của một nền kinh tế mở. Ông cho rằng: “CPI của Việt Nam có thể được xem là khơng phản ánh đúng tình trạng lạm phát
của nền kinh tế”13.
Thế nhưng khơng phải ai cũng đồng tình với nhận định này, theo tác giả Vũ Quang Việt (2004) thì cho rằng:
“Nếu xem xét tổng thể các nhóm hàng hóa tiêu dùng và so sánh với các nước
tương tự, thì số liệu ở Việt Nam khơng phải là có vấn đề. Tỷ lệ chi tiêu vào lương thực - thực phẩm ở Việt Nam tương đương với Ấn Độ và Philippines là hai nước có thu nhập đầu người thấp hơn Thái Lan và Singapore”.14 Nhưng ngay cả khi giả định rằng có sự chấp nhận về cách tính tốn CPI hiện tại, vẫn cịn nhiều ý kiến nghi ngờ về tính trung thực của lạm phát khi tính bằng chỉ số giá này, nhất là dùng nó để điều hành chính sách tiền tệ. Cần thiết phải tính tốn
một loại chỉ số khác có tính trung thực hơn gọi là lạm phát cơ bản (core inflation) hay chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI).
Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản là dựa trên biến
động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm biến động giá cả của
hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát cơ bản phải loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định,
thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón... là một ví dụ).15
13 Trích Thời báo Kinh Tế Sàigòn, Tháng 9, 2005 “Tăng trưởng và kiểm soát lạm phát” của tác giả Cao Cương.
14 Vũ Quang Việt, “Vẫn cịn những cái nhìn nhầm lẫn về CPI”, TBKTSG số ???, 2004.
Sở dĩ như vậy bởi lạm phát cơ bản khác với CPI là sự biến động của nó theo chiều hướng ổn định. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề ra được chiến lược điều hành một cách lâu dài, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ. Tác động của nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế ln có ''độ trễ'' nhất
định (chính sách tiền tệ chỉ thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sau một thời gian
thực hiện chứ thường không tác động ngay). Đối với thị trường tiền tệ chưa phát
triển như Việt Nam, ''độ trễ'' khoảng một năm. Chính vì thế, sự biến động của CPI chỉ có thể dùng để xây dựng các chính sách tài chính, phân phối... như đã từng áp dụng đối với xăng dầu hay sắt thép từ đầu năm đến nay để xử lý hay điều tiết, chứ khơng thể dùng CPI để xây dựng chính sách tiền tệ.
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI) là chỉ số chưa được Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc và giới thống kê công nhận. Tuy vậy, một số nước nhất là các Ngân hàng Trung ương, biên soạn chỉ số này nhằm theo dõi kịp thời chỉ số giá CPI cơ bản sau khi loại trừ những hàng hóa quan trọng nhưng thường bị ảnh hưởng bởi những biến
động bất ngờ, như giá dầu hoặc giá một số lương thực nào đó và như vậy cho phép
họ theo dõi kịp thời một phần nào tác dụng của chính sách tiền tệ và tín dụng. Làm như thế là vi phạm vào nguyên tắc thống kê và bỏ qua các liên hệ kinh tế có tính liên kết nhau trong nền kinh tế, bởi vì cuối cùng dù có loại bỏ một vài loại hàng thì khơng thể loại bỏ hết được ảnh hưởng gián tiếp của chúng.
Việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau trên giá là vấn đề phân tích kinh tế, chứ khơng phải là vấn đề thống kê. Tuy nhiên, việc loại bỏ một vài hàng hóa
khỏi rổ có thể hiểu được vì các nhà kinh tế cần có thống kê nhằm kịp thời theo dõi tình hình từng tháng.
Đánh giá kinh tế, tìm hiểu nguyên nhân tại sao CPI (hay lạm phát) tăng đòi hỏi các
thống kê tổng hợp theo chuỗi thời gian và lý thuyết kinh tế. Các thống kê tổng hợp này khơng thể có từng tháng mà phải mất ít nhất hơn một năm để biên soạn. Dù có thống kê tồn diện thì việc đánh giá nguyên nhân là vấn đề độc lập với thống kê, vì thống kê chỉ chụp ảnh chứ khơng giải thích thực tại.
Hình 2.7 Tốc độ tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm hàng tháng so với
mức tốc độ tăng giá chung trong các năm.