Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 48 - 51)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

2.2. Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2007)

Trong phần này, tác giả trình bày lại diễn biến của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu một cách chi tiết hơn. Xem xét biến động của lạm phát thông qua các chỉ số

khác nhau, cụ thể là CPI và GDPdeflator. Tác giả cũng sẽ trình bày chi tiết hơn cơ cấu rổ hàng hố để tính CPI và tốc độ tăng giá của các nhóm nhân tố đó.

Như đã trình bày, có một sự khác biệt nhỏ giữa lạm phát khi tính bằng CPI và lạm phát khi tính bằng chỉ số GDPdeflator. Tính chất này cũng thể hiện rõ ở số liệu của Việt Nam. Hình 2.5 bên dưới cho thấy diễn biến này của lạm phát tính bằng chỉ số CPI và GDPdeflator của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2007. Ngồi năm 1995, có một sự khác biệt lớn giữa lạm phát tính bằng hai chỉ số này, cả lạm phát CPI và GDPdeflator đều diễn biến cùng xu hướng trong suốt thời đoạn. Một điểm đáng chú ý đối với số liệu của Việt Nam là tính chất thổi phồng giá của CPI so với

GDPdeflator khác so với giả thuyết lý thuyết. Về mặt lý thuyết, thông thường 42.0 49.1 49.4 55.5 58.7 59.1 59.8 57.3 52.9 48.1 47.1 46.4 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngồi nhà nước Khu vực có vốn

GDPdeflator có khuynh hướng đánh giá thấp sự tăng giá và ngược lại CPI lại có

khuynh hướng đánh giá cao sự tăng giá. Trong khi đó số liệu ở hình 2.5 bên dưới lại cho thấy khuynh hướng ngược lại đối với số liệu của Việt Nam. Một giả thuyết để giải thích rằng GDPdeflator của Việt Nam cao hơn CPI là do khi tính GDP điều

chỉnh đã loại trừ sự tăng giá của hàng hố nhập khẩu, trong khi đó CPI lại có tính đến giá của các hàng hoá nhập khẩu.10 Trong giai đoạn 1995-2007, Việt Nam là

quốc gia nhập siêu trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi. Nhiều mặt hàng nhập khẩu thay thế hàng sản xuất trong nước có giá ngày càng giảm theo hướng hội nhập giá với thế giới. Điều này làm cho chỉ số giá tính CPI có khuynh hướng thấp hơn là chỉ số giá tính theo GDPdeflator. Cho dù có sự khác biệt đơi chút giữa hai cách tính lạm phát, nhưng xu hướng chung của chúng gần như là tương đồng và điều này

khơng có trở ngại gì trong việc sử dụng thay thế chúng, nhất là phân tích trong dài hạn như luận văn này.

Hình 2.5 Lạm phát của Việt Nam tính theo CPI và GDPdeflator 1995-2007 (%)

Nguồn: Số liệu thống kê của ADB (cập nhật 2007).

10 Lạm phát tính bằng GDP bằng phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa - phần trăm thay đổi của GDP thực. Trong khi đó GDP tính bằng cách tiếp cận tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của hộ gia đình, chính phủ, đầu tư của doanh nghiệp và xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng là xuất khẩu đã trừ đi nhập khẩu do vậy giá của mặt hàng nhập khẩu không thể hiện trong GDP và do vậy không ảnh hưởng đến GDP điều chỉnh.

-5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 CPI GDPde

Một cách khác, chúng ta có thể bóc tách chi tiết hơn chỉ số giá tiêu dùng, CPI, để có thể xem giá cả biến động của từng nhóm hàng hố trong rổ hàng hố tiêu dùng của dân chúng.

Bảng 2. 1 Cơ cấu tính CPI của Việt Nam

Nhóm hàng Trọng số trong CPI (%)

Lương thực và thực phẩm 47.9

- Các mặt hàng chủ yếu 13.1

- Thực phẩm 29.6

Đồ uống và thuốc lá 4.5

Quần áo, mũ nón, giày dép 7.6

Nhà cửa và vật liệu xây dựng 8.2

Hàng hoá và thiết bị gia đình 9.2

Thuốc men và chăm sóc sức khoẻ 2.4

Giao thơng, bưu điện, viễn thơng 10.1

Giáo dục 2.9

Văn hố, thể thao, giải trí 3.8

Hàng hố và dịch vụ khác 3.4

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Từ bảng 2.1 trên cho biết nhóm hàng lương thực và thực phẩm chiếm gần 48% trong cơ cấu của rỗ hàng hố tiêu dùng. Chính vì điều này, một khi giá lương thực

thực phẩm tăng thì sẽ kéo theo chỉ số giá chung tăng lên và lạm phát chính là lạm phát giá lương thực thực phẩm.

Hình 2.6 bên dưới cung cấp thêm diễn biến giữa chỉ số giá tiêu dùng nhóm lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm trong giai đoạn từ 2000 đến 2007.

Trong giai đoạn này, lạm phát trung bình hàng năm vào khoảng 5.4 phần trăm,

trong đó lạm phát cho nhóm hàng lương thực thực phẩm là 7.5 phần trăm và lạm phát của nhóm phi lương thực là 3.9 phần trăm.

Trong giai đoạn đầu, từ 2000 – 2003, lạm phát của nhóm lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm khơng có sự chênh lệch. Nhưng trong giai đoạn kể từ

2004 cho đến 2007, nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng nhanh hơn gấp đơi

nhóm phi lương thực và kéo theo chỉ số giá chung tăng vọt. Cụ thể, nhóm hàng lương thực thực phẩm có tốc độ tăng trung bình là 13 phần trăm, trong khi đó nhóm phi lương thực tăng 6 phần trăm.

Hình 2.6 Chỉ số giá của Việt Nam trong từng nhóm hàng chi tiết 2000 – 2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)