Ước lượng các giá trị cân bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 71 - 75)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

3.3. Ước lượng các giá trị cân bằng

Một trong những vấn đề trọng tâm trong ứng dụng mơ hình P-Star là ước lượng các giá trị cân bằng như v*; y*; pf* và er*. Tất cả những biến số vĩ mô này thường xuyên bị dao động bởi rất nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài quốc gia, chẳng

hạn như các cú sốc về chính sách tiền tệ và tài khoá trong nước hoặc biến động giá của thế giới. Điều này có nghĩa là giá trị cân bằng trong dài hạn của chúng cũng

biến thiên mang tính chu kỳ. Và như vậy, việc ước lượng giá trị cân bằng trong dài hạn của các chỉ số vĩ mơ này cần có những kỹ thuật thích hợp, vừa đảm bảo tính chất thống kê và vừa đảm bảo ý nghĩa kinh tế của nó.

Cho đến bây giờ, tất cả các nghiên cứu khác nhau có liên quan đến chủ đề ước

lượng giá trị cân bằng trong dài hạn của các biến vĩ mơ ít khi thống nhất với nhau một phương pháp nhất định. Bởi lẽ, lý do thứ nhất là khơng có một quan niệm

chung về đặc tính của xu thế (trend) của giá trị này, nó thể mang tính tất định

(deterministic) hoặc khơng tương quan (uncorrelated) cũng như mối quan hệ giữa xu thế và các nhân tố chu kỳ (tương quan hay không tương quan) (Justé và cộng sự, 2005). Lý do thứ hai là cịn tuỳ thuộc vào mơ hình kinh tế lượng mà các nghiên cứu

đó sử dụng.

Chẳng hạn, các tác giả như Chirstiano (Christiano, 1989), Hannah và James (Hannah, 1989) sử dụng xu thế tuyến tính (liner trends) để xác định sản lượng tiềm năng (y*). Đối với biến giá trị cân bằng của vòng quay tiền tệ (v*), Ngân hàng Nhật Bản (Bank of Japan, 1992) xem giá trị này là tuyến tính và giảm dần. Trong khi đó Chirstiano đơn giản xem giá trị trung bình của v chính là v*.

Thời gian gần đây, các kỹ thuật cao cấp hơn với sự hỗ trợ của các phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng, nhiều phương pháp ước lượng chuẩn xác được sử dụng.19 Một trong những kỹ thuật đó là sử dụng phương pháp lọc Hodrick-Prescott (Hodrick –

Prescott filter) để xác định giá trị cân bằng cho các biến cần nghiên cứu. Một trong những thế mạnh của phương pháp lọc Hodrick – Prescott là ứng dụng được cho

chuỗi dữ liệu không dừng, đặc biệt tối ưu đối với chuỗi dừng khi ở dạng sai phân

19 Bên cạnh phương pháp ước lượng xu thế dài hạn của Hodrick- Prescott cịn có các kỹ thuật khác như phương pháp lọc Kalman, Schlicht, Band-pass…xem thêm (Davars, 2005). Phụ lục VI của (Justé, 2005) có tóm tắt các kỹ thuật ước lượng và phục lục VII có trình bày các điểm mạnh và điểm yếu của một số kỹ thuật ước lượng đang ứng dụng rộng rãi trong thống kê và kinh tế.

bậc 2 - I(2) và chuỗi nhiễu trắng (white noise). Do vậy, trong các ứng dụng mơ

hình P-Star gần đây, giá trị cân bằng của các biến như vòng quay tiền, sản lượng và tỷ giá đều được ước lượng bằng phương pháp lọc Hodrick – Prescott vì đa phần các biến số đó đều có tính chất khơng dừng.

Về mặt ý tưởng, phương pháp lọc Hodrick-Prescott sẽ ước lượng giá trị cân bằng bằng cách tìm giá trị tối thiểu của các giá trị biến động xung quanh giá trị xu hướng dài hạn. Cụ thể, giả sử chúng ta ước lượng giá trị cân bằng của chuỗi số liệu yt bất kỳ nào đó thì phương trình bên bên dưới cho biết cách tính tốn của Hodrick –

Prescott:

∑"#$ "#$%& + ∑'"#$(% "#$% - "#$% "#$% )&

Trong đó, yt là giá trị thực tế, yt* là giá trị thể hiện xu thế (giá trị cân bằng) và là hệ số san bằng chuỗi dữ liệu (smoothing coefficient). Nếu càng nhỏ thì giá trị ước lượng tối ưu càng gần với giá trị quan sát, và ngược lại, càng cao thì kết quả ước lượng có chiều hướng là một đường tuyến tính. Điều này cho thấy, bậc tự do của rất quan trọng. Hodrick và Prescott (Hodrick, 1997) phát triển mơ hình này và đề nghị giá trị là 100 cho số liệu năm, 1600 cho số liệu theo quí và 14400 cho số liệu theo tháng. Chúng tôi sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews để ước lượng giá trị cân bằng cũng như biến động chu kỳ của các biến.

Hình 3.3 bên dưới biểu diễn kết quả bao gồm giá trị thực tế, giá trị cân bằng (ký hiệu là trend) và giá trị dao động có tính chu kỳ (ký hiệu là cycle) của các biến sản

lượng, vòng quay tiền tệ tỷ giá và giá nước ngoài. Tất cả giá trị cân bằng của các biến vừa nêu trên được ước lượng theo phương pháp Hodrick-Prescott với = 1600. Giá trị dao động của biến số này cũng được tách ra trong hình bên dưới (ký hiệu là cycle).

Về mặt xu thế, tốc độ tăng của thu nhập thực cân bằng (y*) là biến thiên tăng theo thời gian, trong khi đó vịng quay tiền (v*) của Việt Nam trong giai đoạn nghiên

nhanh hơn tốc độ tăng của tổng giá trị giao dịch (sản lượng danh nghĩa). Trong khi

đó, tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu biến thiên phi tuyến như vẫn có

tính nhất qn là tăng dần. Giá của cân bằng của Mỹ (LNPF) cũng tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu.

Hình 3.3 Giá trị cân bằng của thu nhập, vòng quay tiền, tỷ giá và giá nước ngoài 1995Q2 – 2007Q2

Ghi chú: LNY; LNV LNE là giá trị thực tế của các biến thu nhập thực, vòng quay tiền và tỷ giá ở dạng logarit hoá. “Trend” là kết quả giá trị cân bằng được ước

lượng của các biến số vừa kể và “Cylcle” là dao động mang tính chu kỳ (tức là

chênh lệch giữa thực tế và giá trị cân bằng) của các biến số.

Nguồn: Vẽ từ số liệu ước lượng bằng phương pháp lọc Hodrick-Prescott

-.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 10.6 10.8 11.0 11.2 11.4 11.6 11.8 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 LNY Trend Cycle Hodrick-Prescott Filter (lambda=1600)

-.4 -.2 .0 .2 .4 -2.5 -2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 LNV Trend Cycle Hodrick-Prescott Filter (lambda=1600)

-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 9.2 9.3 9.4 9.5 9.6 9.7 9.8 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 LNE Trend Cycle Hodrick-Prescott Filter (lambda=1600)

-.008 -.004 .000 .004 .008 4.5 4.6 4.7 4.8 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 LNPF Trend Cycle Hodrick-Prescott Filter (lambda=1600)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)