LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ
3.7. Kết luận và gợi ý chính sách
3.7 1. Kết luận về kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm cho thấy mơ hình P-Star giải thích tốt biến động lạm phát của Việt Nam. Mặc dù, chênh lệch giá trong nước lẫn nước ngồi đều có ý nghĩa giải thích được sự thay đổi của lạm phát nhưng phần đóng góp của chênh lệch giá nước ngồi trong mơ hình hồi qui cho thấy biến này có tác động mạnh hơn so với chênh lệch giá trong nước.
Kết luận trên có thể trái ngược với nhiều nhận định gần đây (xem phần II) về
chính sách tiền tệ chủ động trong nước.20 Kết luận của nghiên cứu khơng hồn tồn phủ nhận nhận định này, song nó vẫn bảo lưu kết quả rằng trong giai đoạn nghiên cứu từ quí 2 năm 1995 đến quí 2 năm 2007 nhân tố tạo ra lạm phát chủ yếu là kênh tỷ giá hơn là cung tiền trong nước. Điều này cũng hợp lý vì tỷ giá VND cho dù là giảm giá so với USD theo thời gian nhưng sự giảm giá này vẫn nằm trong biên độ dao động chứ khơng phải là linh hoạt. Sự kìm giữ tỷ giá như vậy đã đẩy chính sách tiền tệ trở nên thụ động trong kiểm soát cung tiền.
Kết quả phân tích cũng xác nhận lạm phát của Việt Nam khơng những phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu như lý thuyết truyền thống về lạm phát giải thích. Các phương trình hồi qui, cho dù ở dạng mô phỏng nào, đều xác nhận tầm quan
trọng của lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng lên lạm phát ở hiện tại. Điều này cũng
đồng nghĩa rằng, lạm phát của ngày hơm nay chính là nhân tố của kỳ vọng lạm phát
trong tương lai và quá trình này cứ thế tiếp tục. Mơ hình cũng cho thấy, lạm phát hình thành trong quá khứ sẽ tác động rõ ràng lên hình thành kỳ vọng lạm phát ở hai quí tiếp theo, như vậy độ trễ của tác động theo ước lượng là nửa năm.
3.7 2. Mơ hình P-Star trong phân tích lạm phát Việt Nam
Nghiên cứu này là một nghiên cứu đầu tiên sử dụng mơ hình P-Star để kiểm định
nhân tố tạo ra lạm phát ở Việt Nam. Tác giả đã sử dụng dữ liệu theo quí từ năm
1995 đến 2007 và có tất cả là 49 quan sát. Kết quả kiểm định cho thấy nền kinh tế Việt Nam phù hợp với giả định là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, trong đó có thể sử dụng đơ la Mỹ như là đồng tiền neo danh nghĩa với VND. Tác giả cũng đã kiểm chứng các giả định, ví dụ xem Việt Nam là nền kinh tế đóng hoặc xem Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và mở cửa đồng thời phụ thuộc tuyệt đối vào nền kinh tế lớn như
20 Phụ lục VIII cung cấp thêm những phân tích sơ khởi nguyên nhân tạo ra lạm phát cao trong giai đoạn gần đây, 2004-2007. Với mơ hình P-Star, lạm phát trong giai đoạn này bị tác động nhiều bởi GAPD hơn là GAPF.
Mỹ. Các hồi qui dựa trên giả định này đều khơng có ý nghĩa kinh tế lẫn thoả mãn
các đòi hỏi kiểm định thống kê.21
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi ở đây chỉ là kiểm định nhân tố nào có tầm quan trọng ảnh hưởng đến biến động lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn gần 13 năm. Những nhân tố mà chúng tôi kiểm định là chênh lệch giá trong nước và chênh lệch giá của nước ngoài. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác cũng có thể phát triển chuyên sâu hơn những nhân tố này, chẳng hạn như trong chênh lệch giá nước ngồi thì bao nhiêu phần trăm đến từ tiền tệ và bao nhiêu phần trăm đến từ nhân tố phi tiền tệ.
Một đề nghị nghiên cứu khác có thể sử dụng mơ hình P-Star cho Việt Nam là vấn
đề dự báo. Một trong nhũng giá trị gia tăng của mơ hình này là khả năng dự báo
trong dài hạn về chiều hướng lạm phát.
3.7 3. Gợi ý chính sách
Lạm phát của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng lên từ những năm 2004 cho đến thời
điểm mà nghiên cứu này thực hiện. Tính đến tháng Tám năm 2008, lạm phát tính
theo năm của Việt Nam (nghĩa là so tháng Tám 2008 với tháng Tám 2007) là 22,14%.22 Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng mười năm trở lại đây và cũng là mức lạm phát cao nhất trong của những nước trong khu vực Đông Nam Á. Cho dù mức lạm phát cao nhưng nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định
ở mức dao động từ 6 đến 8% trong năm năm qua. Có nhiều giải pháp đã được chính
phủ thực hiện và thực hiện nó như là một trong những cơng việc ưu tiên để kìm chế sự tăng tốc của lạm phát. Hầu hết các giải pháp được thực hiện trong năm 2008 là
giải pháp thắt chặt tiền tệ.23 Chính phủ cũng đã nhấn mạnh rằng, chính sách ngân sách (fiscal policy) cũng cần phải thắt chặt bằng cách cắt giảm các dự án kém hiệu
21 Xem các kết quả trong Phụ lục VI và VII.
22 Báo cáo tháng 8/2008 của Tổng cục Thống kê tại http://www.gso.gov.vn
23 Xem Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg “Về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/8/2007.
quả trong khu vực công. Theo đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới (World
Bank, 2008) những giải pháp đã thực hiện là đúng và đang dần phát huy tác dụng.
Việc đánh giá hiệu quả của các chính sách này cần có thời gian vì tác động trễ của chính sách.
Nghiên cứu thực nghiệm này sử dụng một mơ hình kinh tế lượng để kiểm chứng
nhân tố tác động lên lạm phát là từ chính bên trong hay đến từ bên ngoài và cho
thấy rằng nhân tố thứ hai có trọng số quan trọng hơn. Rõ ràng là nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, những dịng hàng hố và tư bản trao đổi giữa nền kinh tế này với phần còn lại của thế giới ngày càng tăng và chính vì điều này, tín hiệu về
giá ngày càng lan truyền nhanh hơn giữa bên trong nền kinh tế và phần còn lại của thế giới. Một trong những kênh truyền dẫn trực tiếp này là hệ thống tỷ giá hối đoái.
Sự lựa chọn chế độ tỷ giá trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế chắc chắn sẽ làm cho Ngân hàng Nhà nước phải đối diện với những mức độc lập khác nhau trong chính sách tiền tệ. Nếu cố gắng quản lý tỷ giá mục tiêu ổn định thì chính sách tiền tệ gần như phụ thuộc. Kinh nghiệm từ năm 2007-2008 cho thấy, bởi vì Ngân hàng Nhà nước đã bảo vệ tỷ giá nên lượng cung tiền phải tăng lên khi mà dòng vốn vào trong giai đoạn này tăng vọt. Chính vì điều này nên đã làm khó khăn cho mục tiêu lạm
giảm lạm phát.
Để giảm bớt sự mâu thuẫn giữa tỷ giá mục tiêu và giảm lạm phát. Nghiên cứu này
chỉ ra rằng tỷ giá cần linh hoạt hơn và giảm bớt đi gánh nặng cho chính sách tiền tệ, có nghĩa là muốn cho chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả thì nên giảm bớt những can thiệp vơ hiệu từ việc cố định tỷ giá vì những lý do kinh tế và chính trị khác. Mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá là một trong những lựa chọn tốt cho bối cảnh Việt
Nam và có ý nghĩa tích cực cho quản lý vĩ mô trong trung hạn. Một quyết định
trong năm 2008 liên quan đến việc này là Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá VND/USD từ +/- 0.75% lên +/-1% vào ngày 07/03/2008 và có hiệu
lực thực hiện vào ngày 10/03/2008.24 Sau đó, ngày 6/11/2008 Ngân hàng Nhà nước lại có quyết định tiếp tục nới lỏng biên độ lên +/-3%.25 Đây là những quyết định đúng với kết luận của nghiên cứu này.
Trong trung hạn, việc mở rộng biên độ giao dịch là có lợi cho phát triển thị trường tài chính cịn non trẻ ở Việt Nam. Việc nới rộng này trong ngắn hạn và nhất là bối cảnh lạm phát cao như hiện nay cần hết sức cẩn trọng. Đây là vấn đề của quản lý thị trường tài chính lẫn quản lý theo mục tiêu kinh tế vĩ mơ.
Để chính sách tỷ giá và tiền tệ được độc lập, một đề nghị cần thiết là sự độc lập về
mặt tổ chức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với cơ cấu chính trị như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ thì chính sách tiền tệ có khả năng lệ thuộc vào mục tiêu của chính sách tài khố và điều này có thể cản trở mục tiêu chính của Ngân hàng nhà nước là quản lý giá cả tổng quát trong nền kinh tế. Do vậy, việc sử đổi cơ cấu quản lý trên là hết sức cần thiết.
Một trong những đề nghị khác có được từ kết quả thực nghiệm là vai trị của lạm phát kỳ vọng. Các độ trễ của lạm phát trong mơ hình cho dù khơng thể minh hoạ đầy đủ biến số kỳ vọng nhưng đó là một giá trị tham khảo có giá trị. Lạm phát của
một hoặc hai q trong q khứ có tác động nhất định đến lạm phát của hiện tại bởi nó là thơng số để người dân hình thành kỳ vọng. Ngay khi cả các chính sách của chính phủ đang kìm chế lạm phát mà người dân vẫn khơng nghĩ là lạm phát sẽ giảm thì chắc chắn rằng lạm phát sẽ còn tăng. Điều này ngụ ý rằng, việc kìm chế lạm phát trong một nền kinh tế như Việt Nam không thuần tuý là đúng về giải pháp kỹ thuật (các cơng cụ của chính sách tiền tệ và tài khố) mà cịn phải cẩn trọng và điều tiết những thơng số có thể tạo nên kỳ vọng trong dân. Một sự bất nhất về chính sách, một phát biểu thiếu sự chuẩn bị chu đáo của lãnh đạo, một chính sách thiếu tham
khảo khách quan, một quyết định trái ngược của các bộ ngành chỉ vì những lợi ích
24
Quyết định số 504/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, ngày 07/3/2008 của Ngân hàng Nhà nước.
25 Quyết định số 2635/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, ngày 06/11/2008 của Ngân hàng Nhà nước.
ngắn hạn và riêng lẻ…tất cả những sự tuỳ tiện này đôi khi chỉ là rất nhỏ nhưng nó là tập thơng tin để dân chúng tiên đốn những gì sắp diễn ra và họ hành động bắt đầu từ ngày hơm nay vì chính cuộc sống của mình. Kiểm sốt lạm phát khơng chỉ là thắt chặt tiền tệ và ngân sách mà cịn phải phát ra tín hiệu như là một cơ sở để người dân hình thành kỳ vọng một cách thuận lợi. Các thơng điệp chính thức (như nghị định, chỉ thị của chính phủ) và phi chính thức (như các phát biểu, phỏng vấn trên báo chí) của Thủ tướng chính phủ hoặc người đại điện phải nhất quán và mang tính dài hạn.
Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp lẫn dân chúng tiên liệu được và các quyết định đầu tư và tiêu dùng của họ sẽ làm cho chính sách giảm lạm phát có hiệu quả hơn.
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Sách
Nguyễn Hoài Bảo (2007) “Vốn Nhân lực và Phát triển Kinh tế” trong Nguyễn Trọng Hồi (chủ biên), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Lao động, TPHCM, tr. 167-85.
Nguyễn Hoài Bảo (2002), “Doanh nghiệp Nhà nước – Vai trị Chủ đạo” trong Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình và Vũ Quang Việt (chủ biên), Những
vấn đề Kinh tế Việt Nam – Thách thức của Hội nhập, Thời báo Kinh tế
Sàigòn, Nhà xuất bản TPHCM và VAPEC, TPHCM, 137- 65.
Nguyễn Hoài Bảo, (2002) “Tỷ giá hối đối thực của Việt Nam – Tính tốn và Nhận định” trong Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình và Vũ Quang Việt (chủ biên), Những vấn đề Kinh tế Việt Nam – Thách thức của Hội nhập, Thời báo Kinh tế Sàigòn, Nhà xuất bản TPHCM và VAPEC, TPHCM, 329- 53.
Bài báo đăng trong tạp chí khoa học
“Chất lượng tăng trưởng - Nhận định ban đầu về vốn Nhân lực và Vốn Xã hội (cùng với TS. Nguyễn Trọng Hồi), Tạp chí Kinh tế Phát triển, 184, 9- 11 (2006).
“Rửa tiền - Trở ngại cho Phát triển Kinh tế?” (cùng với TS. Nguyễn Trọng Hồi), Tạp chí Kinh tế Phát triển, 177, 2-4 (2005).
“Chính phủ Điện tử - Rào cản nào của Việt Nam?” (cùng với TS. Nguyễn Trọng Hồi), Tạp chí Kinh tế Phát triển, 175, 2-4 (2005).
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Nguyễn Hoài Bảo, 2008, “Lạm phát kỳ vọng: không nên coi thường”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 911, 19-18.
Nguyễn Hoài Bảo, 2005, “Câu chuyện Lạm phát ở Việt Nam”, bài trình bày tại Hội thảo Hè ở Đà Nẵng, ngày 28-30/7/2005.
Phạm Đỗ Chí và Nguyễn Hồi Bảo, 2008, “Đối phó với Lạm phát năm 2008: một vài biện pháp hợp lý”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số ???
Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002, Kinh tế Vĩ mơ Phân tích, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
David Dapice, 1995, Theo hướng Rồng Bay- Đổi mới Kinh tế ở Việt Nam, ch3.,HIID.
Trần Văn Thọ, 2000, Kinh tế Việt Nam 1955-2000 – Tính tốn Mới, Phân tích mới, NXB Thống kê.
Vũ Quang Việt, 2004, Lạm phát ở Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 713, tr. 42-43.
Vũ Quang Việt, 2004, “Vẫn Còn những Cái Nhìn Nhầm lẫn về CPI”, Thời báo Kinh
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Bank of Japan. (1992). A Study of Potential Pressure on Prices: Application of P* to the Japanese Economy. Special Paper No. 186 (February). Research and Statistic Department .
Christiano, L. (1989). P*: Not the Inflation Forecaster's Holy Grail. Federal reserve
Bank of Minneapolis, Quarterly Review (Fall) .
Davars, Z. a. (2005). A New Method for Combining Detrending Techniques with Application to Business Cylcle Synchronization of the New EU Members. MNB Working Papers .
English, W. B. (1996). Inflation and financial sector size. Finance and Economics Discussion Series 1996-16. Washington: Board of Governors of the Federal Reserve System, www.federalreserve.gov/pubs/feds.
Feldstein, M. (1997). The Cost and Benefits of Going from Low Inflation to Price Stability. In C. D. Romer, Reducing Inflation: Motivation and Strategy (pp. 123-
66). Chicago: University of Chicago Press.
Frait, J. L. (2000). P-Star Model Based Analysis of Inflation Dynamics in the Czech Republics.
Friedman, M. (1963). Inflation: Cause and Consequences. New York: Asia
Publishing House.
Garcia - Herrero, A. a. (1998). The Domestic and Foreign Prices Gap in the P-Star Model: Evidence for Spain . IMF Working Paper No. WP/98/64 .
Garrat, A. a. (1998). The New Political Economics. Department of Economics, University of Leicester, Discussion Papers in Economics .
Goodfriend, M. (2002). Monetary Policy in the New Neoclassical Synthesis: A Primer. Federal Reserve Bank of Richmond .
Gujarati, D. (2003). Basis Econometrics. NY: McGraw Hill/Irwin.
Hallman, J. J. (1991). Is the Price level Tied to the Stock of M2 in the Long Run?
The American Economic Review. Tr. 841-58 .
Hallman, J. S. (1989). M2 per Unit of Potential GNP as Anchor of the Price Level.
Staff Study #57, Board of Governors of The Federal Reserve System .
Hannah, S. a. (1989). P* as a Money Indicator for the UK. Natwest Capital Markets
(June) .
Hodrick, R. J. (1997). Post-War : An Empirical Investigation. JOURNAL OF MONEY, CREDIT AND BANKING, Vol. 28, No. 4 (February 1997) .
Hoeller, P. a. (1991). Is P-Star A Good Indicator of Inflationtary Pressurse in OECD countries? OECD Economics Studies , 7-30.
Justé, P. a. (2005). An Investigation Into the Dynamics of Inflation in Latvia{ the P- Star Approach. SSE Riga Working Papers .
Keynes, J. M. (1936). The General Theory of Employmant, Interest and Money.
London: Macmillan.
Kibritcioglu, A. (2002). Cause of Inflation in Turkey: A Literature Survey with Special Reference to Theories of Inflation. In A. Kibritcioglu, Inflation and Disinflation in Turkey (pp. 43-76). Aldershot: Ashgate.
King, M. G. (1997). The New Neoclassical Synthesis and the Role of Monetary Policy. In B. a. Bernanke, NBER Macroeconomics Annual 1997 (pp. 231-82).
Kool, C. J. (1994). The P-Star Model in Five Small Economies. Review, Federal Reserve Bank of St. Louis (3) , 2-19.