Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 80 - 82)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Có ba kết luận quan trọng từ kết quả kiểm định mơ hình P-Star cho Việt Nam trong giai đoạn từ quí 2 năm 1995 đến quí 2 năm 2007. Kết luận đầu tiên là sự thích hợp trong việc lựa chọn mơ hình kiểm định. Hai kết luận kế tiếp là ý nghĩa kinh tế từ kết quả thực nghiệm và đó cũng là cơ sở cho đề nghị chính sách kiểm sốt lạm phát.

Thứ nhất, mơ hình P-Star thích hợp trong việc giải thích sự biến động lạm phát của

nền kinh tế Việt Nam. Điều này có nghĩa là, biến động giá cả trong dài hạn của Việt Nam phù hợp với qui luật của lý thuyết mà mơ hình P-Star xây dựng. Hay nói cách khác là những dao động của lạm phát trong dài hạn có tính hội tụ về giá trị cân

bằng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng trong dài hạn, thu nhập, vòng quay tiền và tỷ giá đều có xu hướng hội tụ về giá trị cân bằng và lạm phát trong dài hạn là một hiện tượng tiền tệ. Song, trong ngắn hạn, lạm phát có thể gây ra bởi phía cung (sản lượng khác đi với sản lượng tiềm năng) hoặc từ phía cầu (do sự tăng cung tiền quá mức).

Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam chỉ phù hợp với mơ hình P-Star tổng hợp, với

sự có mặt đồng thời các nhân tố là GAPD, GAPF và biến động của lạm phát trong quá khứ (∆ ). Rõ ràng, Việt Nam là một nước nhỏ về thương mại và đầu tư khi mở cửa. Điều này cũng khơng có nghĩa là nền kinh tế này phụ thuộc hồn tồn, hay nói cách khác chính sách tiền tệ là mất tự chủ và nó cũng khơng có ý nghĩa nếu giả

định như là một nền kinh tế đóng.

Hai vấn đề cịn lại liên quan đến kết quả của hồi qui. Kết quả hồi qui tổng quát với sự có mặt của tất cả các biến giải thích là GAPD, GAPF và biến động lạm phát

trong quá khứ. Mơ hình hồi qui cho thấy, chênh lệch giá trong nước có tác động đến lạm phát với độ trễ là 1 q (GAPD_1) và chênh lệch giá nước ngồi cũng có

tác động lên lạm phát với độ trễ tương tự (GAPF_1). Trong khi đó, lạm phát ở q trước khơng có ý nghĩa thống kê trong giải thích lạm phát ở quí hiện tại. Nhưng

biến động của lạm phát với độ trễ 6 tháng (DINF_2) lại có ý nghĩa giải thích.

Thứ hai, giá cả hội tụ là một trong những giả thuyết căn bản của lý thuyết kinh tế vĩ

mô về dài hạn và đó cũng là giả thuyết cơ bản của mơ hình P-Star. Điều này đã được chứng minh là đúng cho giai đoạn nghiên cứu. Kết quả hồi qui cho thấy giá cả

có khuynh hướng hội tụ và lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng lên lạm phát ở

hiện tại sau 6 tháng. Kết quả hồi qui chỉ ra lạm phát ở giai đoạn hiện tại chịu tác động nhất định bởi lạm phát đã diễn ra 2 q trước đó. Cụ thể, 1% tăng lên lạm phát

hình hồi qui này, lạm phát của 1 quí trước ảnh hưởng đồng biến đến lạm phát của q hiện tại. Điều này có thể lý giải bằng lý thuyết kỳ vọng (thích nghi) rằng cứ lạm phát tăng lên liên tục trong vòng ba tháng thì người dân bắt đầu hình thành kỳ vọng tăng giá cho ba tháng tiếp theo. Tuy nhiên, lưu ý rằng hệ số hồi qui của biến DINF_1 khơng có có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, lạm phát của 2 q trước đó lại tác động nghịch biến đến lạm phát ở giai đoạn hiện hành. Đây là bằng chứng cho thấy nếu khơng có các điều tiết bất lợi từ chính phủ, giá cả tổng q có thể hội tụ ở giá trị cân bằng trong vòng 6 tháng như là một chu kỳ.

Thứ ba, nhân tố chính dẫn đến lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là

từ chênh lệch giá nước ngồi chứ khơng phải do chênh lệch giá trong nước. Kết quả

ước lượng cho biết 1% tăng lên của chênh lệch giá trong nước có khả năng tạo ra

0.048% tăng lên của lạm phát. Trong khi đó, cũng 1% tăng lên của chênh lệch giá nước ngoài lại có khả năng làm tăng lạm phát lên đến 0.586%. Tất cả các tác động này đều có ảnh hưởng lên lạm phát với độ trễ là 1 q. GAPF có ảnh hưởng mạnh

hơn so với GAPD chứng tỏ rằng, sự cứng nhắc của tỷ giá trong giai đoạn nghiên

cứu đã làm cho chính sách tiền tệ thụ động và đó là ngun nhân chính dẫn đến tăng lạm phát của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)