Lạm phát là do nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 55 - 58)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

2.3. Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu

2.3.2. Lạm phát là do nhập khẩu

Thực tế có một sự trùng hợp, giai đoạn lạm phát của Việt Nam tăng vọt lên cũng là giai đoạn giá dầu thô của thế giới tăng cao nhất kể từ cuộc chiến vùng vịnh năm

1990 (xem hình 2.8). Nếu vào đầu những năm 1995 đến 2000, giá dầu thô trên thị

năm 2000 giá của nó đã tăng hơn 50 phần trăm. Tốc độ tăng giá này tiếp tục giữ ở mức cao trong giai đoạn kể từ năm 2004 cho đến 2007. Giá trung bình của năm

2003 là 28 đơ la một thùng thì mức trung bình của năm 2007 là 65 đô la một thùng, nghĩa là tăng 100 phần trăm trong vịng gần 5 năm.

Hình 2. 8 Giá dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 1995 – 2007

Nguồn: Số liệu trực tuyến từ www.economagic.com và www.ioga.com

Bảng 2. 2 Giá cả tăng vọt của một số hàng hoá của năm 2004 so với 2003(%)

Thép Phơi thép Phân bón Xăng dầu Chất dẻo Bông

32.5 30.4 22.3 20.5 15.7 17

Nguồn: Báo cáo thị trường hàng tháng của Bộ Thương mại

Giá dầu tăng vọt như vậy đã kéo theo hàng loạt giá của các mặt hàng có liên quan

đến dầu tăng lên nhanh chóng. Bảng 2.2 bên trên cho biết tốc độ tăng giá của một số

mặt hàng bị ảnh hưởng bởi giá dầu và đây chính những là hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam.

0 10 20 30 40 50 60 70

Không những thế, thời điểm năm 2004 lại bùng phát những đợt dịch cúm gia cầm

kéo dài và tạo ra khủng hoảng thiếu về thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm. Tất cả những sự kiện này như là lời giải đáp rõ ràng cho nguyên nhân tạo ra lạm phát. Một cách chi tiết hơn, một chuyên gia cao cấp của IMF đã phân tích từng nhóm nguyên nhân cơ bản tạo ra sự tăng giá trong từng nhóm hàng hố của CPI.16 Nhóm lương thực - thực phẩm tăng giá là do ảnh hưởng của giá gạo17, thời tiết mùa vụ và cúm gia cầm. Nhóm nhà cửa, vật liệu xây dựng thì bị ảnh hưởng bởi giá thép và nhóm giao thơng. Bưu điện, viễn thông tăng giá là do ảnh hưởng của giá dầu. Đây là

những nhóm có trọng số cao nhất trong rổ hàng hố CPI, vì thế đã đẩy lạm phát của Việt Nam cao hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, cũng có những phản biện khác. Một ý kiến khác cho rằng “trên thực tế,

việc giá dầu tăng tác động không lớn đến CPI của Việt Nam là do Chính phủ tích

cực bù lỗ, ngoài việc đánh thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 0%”.18

Cụ thể, năm 2005, Chính phủ đã phải bỏ ra khoản tiền tương đương 1,5% GDP để bù lỗ; năm 2006 cần phải bỏ ra 1,4% GDP để bù lỗ, nếu giá dầu bình quân đạt 61,75 USD/thùng và 3,2% GDP để bù lỗ, nếu giá dầu bình quân đạt 71,75 USD/thùng. … Nhờ sự bù lỗ kể trên, cộng với việc quyền số của xăng dầu trong rổ hàng hoá để xác

định CPI thấp, nên giá xăng dầu tăng không ảnh hưởng nhiều đến CPI của Việt

Nam. Ơng tính tốn, giá dầu tăng chỉ chiếm tỷ trọng 9,2% trong CPI của Việt Nam. Trong đó, tác động trực tiếp là 3,3% và tác động gián tiếp (do giá nhiên liệu tăng

nên nhiều ngành, hàng tăng giá, đặc biệt là ngành giao thông vận tải) là 5,9%.

16 Theo báo cáo của bà Susan Adam (trưởng đại diện IMF tại Việt Nam) tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ngày 17/11/2004.

17 Vào giữa năm 2004, giá gạo tăng cao vì có khan hiếm gạo xuất khẩu.

18 Báo Đầu tư, dùng lại bản điện tử của báo Nhân Dân ngày 31/10/2005 (bài viết này trình bày lại ý kiến của ơng II Hong Lee, trưởng đại diện của IMF tại Việt Nam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)