Lạm phát là hiện tượng tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 58 - 63)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

2.3. Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu

2.3.3. Lạm phát là hiện tượng tiền tệ

Năm 1963, nhà kinh tế học Friedman đã tuyên bố “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi luôn

luôn là hiện tượng của tiền tệ” (Friedman, 1963). Nghĩa là, việc mở rộng cung tiền

thì trước sau gì cũng đẩy lạm phát tăng lên. Hay ngược lại, những người theo

trường phái này xem nguyên nhân cốt lõi của lạm phát trong nền kinh tế là từ việc in tiền quá nhiều, còn mọi nguyên nhân khác đều là thứ yếu hoặc là một cú sốc tạm thời. Do vậy, giải pháp căn bản để giảm lạm phát là phải giảm tăng cung tiền.

Hình 2.9 Tăng trưởng M2 của Việt Nam, Thái Lan và Trung quốc qua các năm

Nguồn: Việt Nam: IMF, số liệu năm 2006,2007 là dự báo của Economist Intellegent Unit dựa trên số liệu của IMF; Thái Lan: Ngân hàng Thái Lan (Bank of Thailand); Trung Quốc: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (The People’s Bank of China)

Nếu theo quan điểm của Friedman thì lạm phát ở Việt Nam cũng có thể được xem

là một hiện tượng tiền tệ. Bởi có nhiều bằng chứng ủng hộ cho lập luận này. Một

trong các điều đó là tốc độ tăng trưởng khối tiền rộng (theo định nghĩa M2) của Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian qua, nhất là khi so sánh với Thái Lan và Trung

39% 24.50% 17.60% 24.50% 30.40% 30.90% 35.90% 29.90% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Quốc. Hình 2.9 cho thấy, hàng năm mức tăng này của Việt Nam trung bình khoảng 30%, tức là gấp đơi mức tăng của Trung Quốc và gấp gần 3 lần so với Thái Lan.

Tuy nhiên, việc so sánh như vậy cũng có thể đưa ra một kết luận mạnh mẽ nhằm ủng hộ cho lập luận của Friedman. Tốc độ tăng M2 của Việt Nam là cao hơn của

hai quốc gia lân cận là Trung Quốc và Thái Lan về số đo, song điều này khơng có nghĩa là lạm phát ở Việt Nam là do tăng tiền quá mức. Khơng có cơ sở khoa học

nào để so sánh như vậy. Bởi lẽ ba đất nước khác nhau về sự phát triển của nền kinh tế nói chung và tính chất của thị trường tiền tệ nói riêng.

Một cách khả dĩ hơn, sử dụng số liệu về độ sâu tài chính giữa các nước này thì Việt Nam lại là nền kinh tế ít giao dịch bằng tiền hơn tất cả. Ví dụ, số liệu năm 2003, tỷ phần M2/GDP của Việt Nam là 36% thì co số tương ứng của Thái Lan và Trung

Quốc là 82% và 117%. Nếu tính tín dụng trong nền kinh tế so với GDP thì cũng có tương quan tương tự.

Nếu sự so sánh giữa các nước khác nhau khơng thoả mãn, thì sự so sánh chính mình theo thời gian lại đặt ra một câu hỏi khác. Nếu giả sử số liệu là tin cậy, thì thật ra tốc độ tăng cung tiền ở mức cao là một “đặc tính riêng” của Việt Nam. Tốc độ tăng M2 đã rất cao không chỉ xảy ra trong giai đoạn có lạm phát cao mà đã xảy ra từ năm 2000, tức là trong giai đoạn nền kinh tế cịn có lạm phát thấp.

Có những ý kiến khác tiếp tục bổ sung vào giả thuyết lạm phát ở Việt Nam là bắt

nguồn từ cung tiền tăng quá mức. Nguyên nhân dẫn đến cung tiền tăng quá mức là

ở giai đoạn này, ngoại tệ vào Việt Nam tăng nhanh hơn giai đoạn trước đó. Thứ

nhất, ngoại tệ vào bắt nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

tăng rất nhanh trong giai đoạn từ 2004 đến 2007. Và thứ hai, trong giai đoạn này

lượng kiều hối chuyển về nước tiếp tục giữ ở tốc độ cao. Hai nguồn này đã bơm vào nền kinh tế một khối lượng lớn ngoại tệ.

Hình 2.10 cho thấy hàng năm lượng ngoại hối chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam tăng đều đặn và đặc biệt là tốc độ tăng ngày càng cao trong giai đoạn lạm phát cao diễn ra (2004-2007).

Bảng 2. 3 Thay đổi dự trữ ngoại hối của Việt Nam (2000-2006)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Dự trữ 3417 3675 4121 6224 7041 9051 13384

Thay đổi 90 258 446 2103 817 2009 4334

Nguồn: IMF International Financial Statistics (đơn vị: tỷ USD, khơng tính vàng)

Lượng ngoại tệ đưa vào thị trường ngoại hối ngày càng tăng, song Ngân hàng Nhà nước có mục tiêu ổn định tỷ giá nên phải mua vào số ngoại tệ đó, bằng chứng là

lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng nhanh trong 2 năm vừa rồi (xem bảng 2.3). Tăng dự trữ ngoại tệ cũng đồng nghĩa với đưa ra một lượng tiền đồng tương đương trong lưu thơng, hay nói cách khác là mở rộng cung tiền một cách bị động và đó là nguyên nhân của lạm phát.

Hình 2.10 Kiếu hối của Việt Nam, số liệu thống kê chính thức (triệu đơ la)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

31 284.96 1200 1747 1820 2151 2580 3000 3800 5000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1991 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Hình 2.11 Tỷ giá hối đoái của Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn: Thống kê của ADB và dự báo của the Economists Intelligent Unit.

Thế nhưng lập luận này cũng không đạt được sự nhất trí hồn tồn khi so sánh cùng sự kiện với Trung Quốc - một quốc gia cũng có trong tình huống khá giống Việt Nam. Hình 2.11 cho thấy tỷ giá của nhân dân tệ so với đô la Mỹ gần như được giữ cố định trong một thời gian dài. Để làm được điều này, ngân hàng trung ương của

họ cũng phải mua vào một lượng lớn ngoại tệ và lượng dự trữ ngoại hối hàng năm của họ tăng rất nhanh. Thế nhưng lạm phát của họ lại khơng có chiều hướng giống Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, lạm phát trung bình của Trung Quốc ở mức vào khoảng 4,5% hàng năm.

Nói tóm lại, kể từ lúc nền kinh tế Việt Nam có lạm phát cao, năm 2004, nhiều lập luận khác nhau lý giải hiện tượng này. Lập luận ban đầu cho rằng lạm phát cao là do tính chính xác (theo nghĩa là phản ảnh thực tế) trong rổ hàng hố của CPI và từ

đó chỉ số này thiếu tin cậy. Đây là lập luận kém thuyết phục nhất. Bởi vì sự tăng lên

hay giảm xuống của CPI là có tính hệ thống trong chuỗi thời gian và nếu có trục trặc về vấn đề tính tốn thì sự sai biệt đó cũng có tính hệ thống chứ khơng phải bất chợt tăng lên trong giai đoạn lạm phát cao gần đây.

Trong khi đó hai lập luận cịn lại vẫn cịn tranh cãi vì thiếu các bằng chứng thực

như giá nhập khẩu tăng hoặc các dòng vốn ngoại tệ đổ vào tăng trong điều kiện tỷ

giá cố định làm lan truyền sang giá trong nước. Lập luận kia thì cho rằng nhân tố tỷ giá và giá thế giới không phải là nhân tố chính của việc tạo ra lạm phát cao. Chính

đầu tư trong nước (phần lớn là đầu tư của nhà nước) đã kéo theo cung tiền tăng và

tạo ra tăng giá.

Tuy vậy, cả hai lập luận này đều thiếu vắng các giả thuyết về kỳ vọng, một nhân tố quan trọng của nguyên nhân tạo ra lạm phát. Trong chương 3 bên dưới, tác giả sẽ kiểm chứng thực nghiệm cả ba giả thuyết trên. Đó là giả thuyết rằng lạm phát có

ngun nhân căn bản từ bên ngồi với chính sách tiền tệ thụ động, lạm phát từ bên trong và kỳ vọng. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, cho dù các mơ hình sẽ cho ra kết quả tầm quan trọng của các nhân tố, song sự quan trọng này cũng chỉ là tương đối và có tính gợi ý trong lựa chọn chính sách.

CHƯƠNG 3:

KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ TẠO RA LẠM PHÁT BẰNG MƠ

HÌNH P-STAR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)