Nhận dạng mơ hình kinh tế lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 63 - 65)

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM : DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ

3.1. Nhận dạng mơ hình kinh tế lượng

Trong phần này, chúng tôi sẽ kiểm nghiệm mơ hình P-Star cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó sẽ kiểm chứng lần lượt Việt Nam như là một nền kinh tế đóng và sau đó nới lỏng giả định là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa.

Trong tình huống là một nền kinh tế đóng, lạm phát bắt nguồn duy nhất từ GAPD, nghĩa là sự sai biệt giữa giá cân bằng trong dài hạn và giá thực tế ở ngắn hạn. Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn sẽ cho biết chiều hướng của lạm phát. Đối với tình huống xem Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và mở cửa thì Việt Nam đồng

(VND) sẽ neo danh nghĩa so với đô la Mỹ (USD). Nghĩa là xem nền kinh tế của Mỹ như là một nền kinh tế lớn. Khi đó sẽ tính tốn sự chênh lệch giá giữa Việt Nam và Mỹ thông qua biến trung gian là tỷ giá, gọi là GAPF. Hay nói cách khác dựa vào giả định ngang bằng sức mua có thể diễn ra trong dài hạn thì quá trình điều chỉnh

giá giữa hai nước từ ngắn hạn sang dài hạn cũng cho biết chiều hướng lạm phát của Việt Nam.

Trong trường hợp nếu giả định Việt Nam là một nền kinh tế đóng thì phương trình [3.1] như bên dưới sẽ được sử dụng để kiểm chứng. Giả định này có thể là phi lý so với thực tế của Việt Nam. Nhưng với góc độ lý thuyết, tác giả muốn kiểm chứng tính thích hợp của mơ hình P-Star đối với nền kinh tế Việt Nam như những gì mà các tác giả Hallman của mơ hình P-Star đã làm cho nền kinh tế Mỹ mặc dù nền kinh tế này không phải là nền kinh tế đóng.

Trong đó i và j biểu thị cho độ trễ của chênh lệch giá và sự thay đổi của lạm phát. Các độ trễ này được thử lần lượt từ 1 cho đến 4 quí. Cụ thể, i là độ trễ của chênh

lệch giá, mà trong trường hợp nếu là nền kinh tế đóng thì đó là chênh lệch giá trong nuớc GAPD = (p*-p). Nếu i = 1 có nghĩa là GAPD tác động ý nghĩa lên sự thay đổi của lạm phát (∆) là sau 1 quí. Và tương tự như thế nếu i = 2, 3 và 4 thì GAPD tác

động lên chiều hướng thay đổi của lạm phát là 2, 3 hoặc 4 quí. Tương tự như vậy, j

là biểu thị cho độ trễ của lạm phát tác động lên chiều hướng của lạm phát hiện hành và sẽ thử lần lượt từ 1 đến 4. Tác động của lạm phát quá khứ lên lạm phát hiện hành nhằm đại diện cho biến số kỳ vọng và giả thuyết giá hội tụ trong dài hạn. Về mặt kinh tế lượng, chúng tơi sẽ phải kiểm định 16 (4x4) phương trình hồi qui và chọn ra một phương trình ước lượng tốt nhất.

Nếu trong trường hợp xem Việt Nam là một nền kinh tế mở, nhỏ và neo tỷ giá hồn tồn và đơ la Mỹ thì phương trình [3.2] bên dưới được đưa ra để kiểm chứng.

Phương trình này nhấn mạnh rằng biến động của lạm phát trong nước hoàn toàn bị quyết định bởi chênh lệch giá nước ngoài, GAPF = (ptd*-pdt) . GAPD khơng có ý nghĩa trong giả thuyết này.

[3.2] ∆ = + ∑(ptd*-pdt)t-j + ∑∆ +

Một lần nữa, có 16 phương trình kinh tế lượng được hồi qui với 4 độ trễ khác nhau giữa GAPF và sự thay đổi của lạm phát (∆).

Tình huống tổng qt nhất và có thể là hợp lý nhất là chúng tôi sẽ kiểm chứng là sự có mặt đồng thời của hai biến chênh lệch giá là GAPD và GAPF. Khi đó, mơ hình [3.3] bên dưới sẽ được kiểm định.

[3.3] ∆ = + ∑(pt*-pt)t-i + ∑(ptd*-pd

t)t-j + ∑∆ + Trong tình huống này, mỗi biến số có đều kiểm nghiệm 4 độ trễ và như vậy chúng tôi thực hiện 4x4x4 = 86 hồi qui để tìm ra ước lượng thích hợp nhất giải thích cho biến động lạm phát của Việt Nam. Sau khi kiểm định tính chất thống kê của các

biến cũng như tính tốn các giá trị cần thiết, mục 3.5 chúng tơi sẽ trình bày kết quả này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của việt nam giai đoạn 1995 2007 bằng mô hình của p star (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)