Về quản lý Nhà nước đối với KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 30 - 31)

6. Điểm mới của đề tài

1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế

1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN

Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 50 Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, thành được thành lập. Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành ủy quyền cho

Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụquản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài hơn 40 triệu USD với những điều

kiện nhất định; Bộ Thương mại đã ủy quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động và Thương binh xã hội

ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước ngồi,… Bên cạnh đó, cùng

với việc cải thiện các thủtục hành chính chung của cả nước, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, chế độ cơng khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi

cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các cơ quan quản lý chuyên ngành như: hải quan, ngân hàng, công an,… cũng đãđược thành lập tại các KCN.

Công tác cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận, quản lý đầu tư theo phân cấp tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp. Các địa phương có nhiều thuận lợi để thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước về đầu tư, thơng qua vai trị quản lý đầu tư của Ban quản lý. Song song với cơ chế cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm

soát đã được tăng cường từcấp Trung ương tới cấp địa phương (Nghị định số

29/2008/NĐ-CP). Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã được tổ chức, phát hiện kịp thời những sai sót, sai phạm, những điểm cịn yếu kém trong cơng tác quản lý nhà nước đối với KCN đểkịp thời chấn chỉnh.

Trên cơ sở cơ chế ủy quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chế

quản lý “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều

quyền quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với KCN, rút ngắn được thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước về chính sách của Nhà nước ta đối với việc đầu tư vào các KCN, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy phát triển các KCN. Đây là cơ chế quản lý đúng và phù hợp với xu thếhội nhập và phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)