Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

2.2.2.3 .Đánh giá tình hình về mơi trường trong KCN

2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển

triển kinh tế của tỉnh:

Giá trị sản xuất CN năm 2007 và năm 2008 đạt 719,86 tỷ đồng (giá hiện hành), kim ngạch xuất khẩu đạt 28,18 triệu USD chiếm 11,69% giá trị xuất khẩu của tỉnh, nộp ngân sách 23,5 tỷ đồng.

Hiện tại, 2 KCN đã thu hút được 2.700 lao động. Trong đó, chủ yếu là lao động tại địa phương khoảng 2.600 người, lao động ngoài tỉnh khoảng 100 người(chủ yếu lao động có trìnhđộ kỹ thuật cao); Lao động nữ chiếm khoảng

65% tổng số lao động.

2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm:

Những kết quả đạt được:

Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN so vớicác tỉnh khác,

nhưng KCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thơng thống của tỉnh thời gian qua đã

khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài

nước tham gia đầu tư sản xuất.

Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngànhở Trung ương để thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CN, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng

thời tạo ra hàng ngàn chỗ làm mới cho lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất có hiệu quả.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên:

Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ,

Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,

UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện đối với việc phát triển và triển khai thực hiện xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong

và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế ”một cửa, tạichỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các

nhà đầu tư trong và ngồi nước, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài đểhọyên

tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.  Những hạn chế tồn tại:

Việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là Hệ thống xử lý chất thải ở KCN Giao Long còn chậm được triển khai. KCN An Hiệp thậm chí cịn chưa triển khai xây dựng cơng trình này, cơng việc xây dựng hạ tầng thiếu

đồng bộ. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngồi nước vào các KCN

cịn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ quan còn chưa đồng bộ.

Việc giải phóng mặt bằng cịn chậm, cịn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên

ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư. Trong khi đó, việc xử lý mơi trường trong các KCN chưa được tiến hành đồng bộ với xây dựng các hạng

mục cơng trình sản xuất CN. Trong các KCN của tỉnh chưa có nhà máy xử lý

nước thải hoạt động. Việc xử lý rác thải trong các KCN còn thiếu tập trung.

Đầu tư xây dựng nhà ở, cơng trình phúc lợi cho cơng nhân trong các KCN

cịn chậm nênảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức

xúc cho cơng tác quản lý xã hội.

Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn chế nhấtlà nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có cán bộ quản lý).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, tồn tại trên là do thiếu vốn để

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, một phần là do sự phối hợp của

các Sở, Ban, Ngành thiếu kịp thời, đồng bộ.

Để đánh giá môi trường bên trong KCN, CCN, tác giả dựa trên thông tin xây dựng ma trận bên trong (IFE) KCN, CCN dựa trên hình thức thảo luận nhóm để phân tích đánh giá.

2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN:

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ(IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các KCN, CCN. Ma trận IFE được phát triển

theo năm bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định

trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố,

bao gồm cảnhững điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Phân loại mức độ quan trọng từ0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng

tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của DN trong KCN, CCN. Tổng sốcác mức độquan trọng phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm rất yếu, 2 là điểm yếu, 3 là điểm mạnh, 4 là điểm rất mạnh. Như vậy, sự

Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (

bước 2 x bước 3) để xác định số điểm vềtầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác

định tổng số điểm quan trọng cho tổchức.

Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một cơng ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN yếu vềnội bộ. (Chi tiết xem phụlục 7)

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tốbên trong (IFE)

TT Các yếu tốbên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Ban quản lý có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần trách nhiệm trong quản lý vàđoàn kết nội bộ.

0,07 3 0,21

2 Quản lý theomơ hình “ một cửa tại chỗ” 0,09 4 0,36

3 Nằm trong vùng nhiều nguyên liệu, lao động 0,09 4 0,36 4 Người quản lý DN có trìnhđộchun môn cao 0,06 3 0,18 5 Cơ sở hạ tầng KCN, CCN tương đối hoàn chỉnh và

an ninh ổn định

0,05 4 0,20

6 Được sựquan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnhđạo tỉnh 0,07 4 0,28 7 Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề 0,09 1 0,09 8 Công tác xúc tiến đầu tư cịn yếu, chưa phối hợp tốt

thủtục hành chính giữa các ngành 1 cửa liên thông 0,06 2 0,12 9 Công tác quy hoạch, hạ tầng, cảng cịn kém chưa

đồng bộ

0,09 2 0,18

10 Ơ nhiễm môi trườngởKCN, CCN 0,08 2 0,16

11 Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và

DN chú trọng.

0,07 2 0,14

12 Xây dựng cơ sở hạtầng theo hình thức cuốn chiếu, cơng tác giải toảgặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.

0,07 2 0,14

13 Hệthống ngân hàngởtỉnh thủtục quá rườm rà, giải ngân chậm

0,04 1 0,04

14 Hệthống pháp lý CCN chưa có cơ chếchung thống nhất

0,04 2 0,08

Tổng cộng 1,00 2,54

Nhận xét:Từma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54(>2,50) cho thấy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre có mơi trường nội bộ ở mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu kém (Chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu được liệt kê ma trận SWOT chương 3- Một sốgiải pháp).

2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động của

KCN, CCNBến Tre:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)