Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 55 - 57)

2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

2.4.1.4 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng

Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ

điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản

lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm sốt rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.

Kiểm soát nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm soát nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống thắng này phải càng an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Nếu làm tốt, công tác này sẽ trở thành lá chắn thứ nhất đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Năm 2006, Ban kiểm soát nội bộ Ngân hàng Á Châu đã tổ chức lại bộ máy giúp việc là Ban Kiểm toán nội bộ và thể chế hóa hoạt động. Ban Kiểm tốn nội bộ gồm có các bộ phận kiểm tốn khu vực, kiểm toán tại chỗ, kiểm toán doanh nghiệp và giám sát từ xa.

Ban kiểm toán nội bộ đã xây dựng được hệ thống tiêu chí kiểm tra cho bộ phận giám sát từ xa gồm có: 25 tiêu chí kiểm tra nghiệp vụ giao dịch - ngân quỹ, 18 tiêu

chí kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, 5 tiêu chí kiểm tra nghiệp vụ thanh tốn quốc tế. Và chi tiết hoạt động của các kiểm toán viên tại các chi nhánh như sau:

- Kiểm tốn hoạt động tín dụng: kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã giải ngân, chú

trọng lựa chọn một số tiêu chí theo thứ tự ưu tiên mang tính phát hiện rủi ro trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh, đồng thời kiểm tra và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đối với các hồ sơ nợ quá hạn.

- Kiểm soát sau hồ sơ mở tài khoản, hồ sơ mở thẻ.

- Kiểm soát sau chứng từ giao dịch, thẻ, Western Union, chứng từ kế tốn. - Giám sát an tồn kho quỹ.

Năm 2007, Ban Kiểm soát cũng đã chỉ đạo Ban Kiểm toán nội bộ tiến hành

kiểm toán tại chỗ 56 đơn vị trực thuộc trong tổng số 111 đơn vị (bao gồm các chi nhánh, phịng giao dịch và các cơng ty trực thuộc), kiểm tra an toàn kho quỹ trên 300 lượt, cũng như tuyển dụng đào tạo thêm 112 nhân viên trên toàn hệ thống.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng Á Châu trong thời gian

qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cơng tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ

thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình.

Nguyên nhân là do lãnh đạo Ngân hàng Á Châu chưa thực sự chú trọng đến cơng

tác này và do thiếu nhân sự có đủ trình độ chun mơn để thực hiện. Nhân sự của Ban Kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng nhưng do

tính chất va chạm và nhạy cảm của công việc này nên các cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển cơng tác. Cịn nguồn nhân sự từ ngành kiểm tốn thì thường khơng am hiểu sâu về cơng tác tín dụng nên gặp khó khăn trong cơng việc. Do đó, kiểm sốt nội bộ của ngân hàng khó có thể có những nhận định đúng về thực trạng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 55 - 57)