Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 78 - 82)

3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH TMCP Á Châu

3.2.2Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng Á Châu được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:

- Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng tồn bộ nguồn thơng tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay.

Vì nguồn thơng tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thơng tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế,…) và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm

thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thơng tin.

Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đưa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, hiện nay Ngân hàng Á Châu đang áp dụng một phần mềm chấm điểm để xếp loại doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để có cơ sở cho vay cũng như quyết định lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay phần mềm này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thơng tin cịn

tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, cá nhân vay vốn này cần được cải tiến mở rộng

thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn. - Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có

tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Để dự án mang lại

hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì: + Tỷ lệ vốn tự có /vốn vay > 1

+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợ đến hạn phải trả Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh

giá năng lực tài chính, khả năng sản suất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và

nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước

đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ

hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. Nhân viên tín dụng phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời

gian và thiệt thịi ln nghiêng về phía người cho vay. Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn

đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngồi ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên

nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

- Giai đoạn quyết định cho vay

Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định

cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về thị trường, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định.

Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phịng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

Đối với những khoản vay phải thơng qua Hội đồng tín dụng để xét duyệt thì

càng ẩn chứa rủi ro cao, hoạt động của Hội đồng tín dụng vẫn mang tính hình thức, các thành viên khơng có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ và đa phần vẫn quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng trực tiếp xử lý hồ sơ. Chính vì vậy,

hoạt động của Hội đồng tín dụng cần quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải có ý kiến bằng văn bản của tất cả thành viên hội đồng trước khi họp để ra

quyết định.

- Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc khơng ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay khơng xấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro

và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác này vẫn cịn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

+ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng? Nêu rõ ngun nhân gây ra sai lệch.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp

đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử

dụng các dịch vụ tại Ngân hàng Á Châu, qua đó vừa kiểm sốt được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia

đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi

này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện

một cách nghiệm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận được mơi trường, hiệu quả cơng việc của doanh

nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả

năng thanh tốn khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Ngồi việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho

những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để

đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các

cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 78 - 82)