2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
2.4.3.4 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan
quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai
Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng cịn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện. Cụ thể:
- Về nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản (hợp đồng bảo đảm). Theo Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm
thế chấp, cầm cố; giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố thì hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản cịn có một nội dung chủ yếu nữa là “các thỏa thuận khác”. Các thỏa thuận khác là gì thì pháp luật khơng xác định rõ. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày
29/12/1999 bảo đảm tiền vay của các Tổ chức Tín dụng lại càng khơng hề đề cập đến vấn đề này mà chỉ quy định chung chung mang tính chất dẫn chiếu ngược trở
lại, đó là: tài sản, điều kiện nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố (hợp đồng bảo đảm) và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm (Điều 7). Nghị
định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 178 nói trên cũng
khơng sửa đổi, bổ sung gì thêm. Các quy định này tạo ra vịng lẩn quẩn và gây
khơng ít khó khăn trong nhận thức và thực hiện của các Tổ chức Tín dụng.
- Về việc thế chấp, cầm cố tài sản Doanh nghiệp Nhà nước: tại Điều 7 Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20.4.1999 (sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý tài chính và
hạch tốn kinh doanh đối với Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị
định 59/1996/NĐ-CP ngày 03.10.1996) quy định: “Khi doanh nghiệp (nhà nước)
cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyền cơng nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật thì phải được cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản”. Thông tư 62/1999/TT-
BTC ngày 07.6.1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 27 nói trên
cũng nêu rõ: “Đối với tài sản là tồn bộ dây chuyền cơng nghệ chính của doanh nghiệp (nhà nước) theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thế chấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp
cho phép”. Tuy nhiên cho đến nay, thế nào là “tồn bộ dây chuyền cơng nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật” thì vẫn chưa được pháp luật làm rõ. Vì vậy, việc thế chấp, cầm cố tài sản Doanh
- Trường hợp khách hàng vay mà khơng trả được nợ thì ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế chứ không phải