Phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 35 - 38)

3.2. Định vị khả năng công nghệ của ngành CNTT Việt Nam

3.2.4. Phát triển công nghệ

Gần như khơng có sáng chế trong ngành CNTT Việt Nam. Trong cả năm 2008, Việt Nam khơng có một bằng sáng chế nào được cấp bởi USPTO16 trong khi đó, so với Đài Loan đạt 279,25 bằng/triệu dân, Triều Tiên đạt 155,97 bằng/triệu dân hay các nước Đông Nam Á như Malaysia 5,36 bằng/triệu dân, Thái Lan 0,34 bằng/triệu dân.

Sản phẩm phần cứng tại Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm lắp ráp từ các linh kiện đã sản xuất ở một quốc gia khác. Máy tính do các cơng ty Việt Nam lắp ráp bước đầu đã tạo dựng được thương hiệu tại thị trường trong nước như FPT Elead, CMS, SingPC và xuất khẩu một phần. Các sản phẩm phần cứng khác trước đây là các sản phẩm lắp ráp (chủ yếu là máy in) do cơng ty 100% vốn nước ngồi đặt tại Việt Nam. Năm 2006, dự án Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam là nhà máy đầu tiên sản xuất linh kiện công nghệ cao. 100% các sản phẩm này được các công ty xuất khẩu trở lại công ty mẹ hoặc đến thị trường tiêu dùng khác. Lý do có thể nhằm kiểm tra chất lượng tại phịng thí nghiệm các cơng ty mẹ hoặc lý do khác.

Công nghiệp phần cứng đạt 1,38 tỷ USD, trong đó chủ yếu phục vụ xuất khẩu với kim ngạch 1,233 triệu USD và 147 triệu USD cho thị trường trong nước. Phần đóng góp quan trọng ở đây là của các công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất ở Việt nam để xuất khẩu đi các nước khác. Hầu hết các thương hiệu máy tính trong nước

có doanh số năm 2006 dưới 5 triệu USD, chỉ có 2 cơng ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam hàng đầu có doanh số vượt ngưỡng 10 triệu USD còn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, trong đó FPT Elead tăng trưởng 35,8% với doanh số 18,2 triệu USD, CMS tăng trưởng 49,5% với doanh số 13,9 triệu USD. Năm 2006, Canon vượt qua Fujitsu trở thành nhà sản xuất phần cứng lớn nhất. Năm 2006 cịn được đánh dấu bởi việc các cơng ty CNTT phần cứng đa quốc gia tăng cường đầu tư vào Việt Nam, trong đó có thể kể đến dự án của Intel (TP. Hồ Chí Minh, trên 1 tỷ USD), việc tăng vốn và mở thêm cơ sở sản xuất của Nidec.

Sản phẩm phần mềm chia là hai dạng chính: Phần mềm gia cơng cho các cơng ty nước ngoài và phần mềm dùng cho thị trường nội địa. Thị trường phần mềm trong nước phát triển khá mạnh với những phần mềm điều hành các cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin. Một số sản phẩm điển hình như BKAV (phần mềm diệt virus), MISA (phần mềm kế toán) đã phát triển mạnh tại thị trường trong nước. Phần lớn các sản phẩm phần mềm khác như quản lý nhân sự, quản lý văn bản, điều hành, bán hàng … được phát triển số lượng chưa nhiều. Sản phẩm phần mềm gia cơng cho nước ngồi đứng đầu là tập đoàn FPT. Việc tham gia sản xuất các modul trong một sản phẩm phần mềm của các nước phát triển cho học hỏi được công nghệ trong modul do mình sản xuất, nhưng sẽ khơng nắm bắt được cơng nghệ sản xuất hồn tất một sản phẩm. Trình độ cơng nghệ và năng lực của các doanh nghiệp đang hội nhập rất nhanh với thế giới, có tới 57 cơng ty (chiếm 39%) có các chứng chỉ quốc tế về chất lượng, trong đó có năm công ty đạt mức cao nhất là CMMi bậc 5. Có năm loại chứng chỉ chun mơn quốc tế phổ biến nhất trong các doanh nghiệp phần mềm hiện nay là: Java SE; Microsoft Certified Application Developer (MCAD); Java EE Oracle Database; SQL Certified Expert; Microsoft Certified Professional Developer (MCPD)17.

17 Kết quả khảo sát tại 145 doanh nghiệp, bao gồm cả 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi năm 2009 tại http://www.vaip.org.vn/default.asp?xt=xt50&page=newsdetail&newsid=6059

Chi R&D của Việt Nam ít và khơng tập trung. Trong giai đoạn đầu của qua trình tiếp nhận cơng nghệ, vấn đề quan trọng nhất là đào tạo nhân lực (Kim, 2000). Theo quy định của Chính phủ hiện tại mỗi doanh nghiệp trong khu công nghệ cao dành không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm chi cho nghiên cứu - phát triển được thực hiện tại Việt Nam18. Tuy nhiên, danh mục chi gồm rất nhiều hạng mục từ cơ sở vật chất, máy tính, tiền cơng, tiền lương ... mà khơng chú trọng vào đào tạo nhân lực. Một lực lượng lớn các doanh nghiệp ngồi khu cơng nghệ cao hiện chưa có sự bắt buộc nào trong nghiên cứu triển khai. Thực tế theo báo cáo tài chính của tập đồn bưu chính viễn thơng thì chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển tại cả 3 trung tâm nghiên cứu (trung tâm CNTT, Viện KHKT Bưu điện, Viện kinh tế Bưu điện) chỉ chiếm chưa đến 0,2% tổng doanh số (báo cáo tài chính của VNPT 2002, 2003, 2004, từ Kim Loan, 2009). Chi nghiên cứu triển khai từ khu vực nhà nước cho tất cả các lĩnh vực ước đạt khoảng 2% ngân sách hàng năm, chiếm 0,5% GDP là rất nhỏ nếu so với Hàn Quốc là 3,3% GDP (2006), Trung Quốc là 1,4% GDP (2006). (Nguồn: AAAS - American Association for the Advancement of Science tại Kim Loan, 2009). Tuy nhiên, chi R&D tại các trung tâm nghiên cứu phát triển CNTT trong cả nước phần lớn tập trung vào ứng dụng CNTT mà không chú trọng nhiều vào đào tạo nhân lực CNTT.

Tuy nhiên, mức chi R&D của doanh nghiệp Việt Nam được WEF đánh giá cao. Trong báo cáo CNTT toàn cầu năm 2009 của WEF, chi R&D của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 3,84/7 điểm, đứng thứ 27/133 quốc gia. Chi R&D các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao hơn cả các doanh nghiệp của Indonesia (3,79 điểm), Hồng Kong (3,68 điểm), Ấn Độ (3,6 điểm), Thái Lan (3,27 điểm).

18 Khoản c, điểm 3, điều 2, Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ): “Tổng chi cho nghiên cứu - phát triển được thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm hoặc chi hoạt động nghiên cứu - phát triển thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 1% tổng doanh thu hàng năm.”

Trong ngành phần cứng, Việt Nam đã bước vào giai đoạn đầu với việc lắp ráp một số sản phẩm như máy tính, máy in, chip, bản mạch … Hoạt động đó diễn ra tại cả nhà máy 100% vốn nước ngoài và các nhà máy của các công ty Việt Nam. Một số công ty Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác OEM của các công ty hàng đầu thế giới như Intel, Seagate, Microsoft … Đối với những sản phẩm phần mềm Việt Nam đang thực hiện việc gia công cho các hãng phần mềm lớn. Một số sản phẩm trong nước do các hãng trong nước tự thiết kế và sản xuất, tuy nhiên đều chỉ dừng lại mức độ đặt hàng đơn chiếc hoặc số lượng rất ít. Các sản phẩm dịch vụ phát triển rất đa dạng như mua toàn bộ phần mềm và cung cấp dịch vụ với trị chơi trực tuyến, học hỏi mơ hình, liên kết với nước ngoài trong ngành đào tạo nhân lực, hoàn toàn chủ động thiết kế và cung cấp nội dung trong ngành nội dung số … Tuy nhiên, tất cả các lĩnh vực mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp nhận công nghệ mà chưa phát triển sang giai đoạn sáng tạo.

3.3. Vai trị của chính sách bảo vệ quyền SHTT đối với quá trình chuyển giao công nghệ ngành CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)