Thực trạng chuyển giao công nghệ theo kênh gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 34 - 35)

3.2. Định vị khả năng công nghệ của ngành CNTT Việt Nam

3.2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ theo kênh gián tiếp

Sự xuất hiện đa dạng của các sản phẩm trên thị trường là nguồn cung cấp công nghệ đa dạng cho việc tiếp nhận công nghệ thông qua kênh gián tiếp. Thị trường sản phẩm công nghệ ở Việt Nam rất đa dạng và không kém thị trường các nước phát triển. Mọi sản phẩm CNTT dù là mới nhất đều có mặt tại thị trường Việt Nam chỉ sau một vài ngày xuất hiện tại thị trường các nước phát triển.

Thị trường nhập khẩu đa dạng, từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh; các sản phẩm phần mềm, trò chơi trực tuyến đều được nhập khẩu về Việt Nam. Nhập khẩu thành phẩm trung bình giai đoạn 2001 đến 2006 tăng hơn 20%/năm. Đứng đầu thị trường nhập khẩu của CNTT Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến 2006 là Singapore và Nhật Bản. Gần đây, thị phần của Trung Quốc và Đài Loan ngày càng tăng. Thị phần nhập khẩu phần mềm tăng dần và chiếm tỉ trọng đáng kể. Năm 2005 nhập khẩu phần mềm trị giá 18 tỉ USD, đã tăng lên 30 tỉ USD trong năm 2006, chiếm 5% giá trị nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa.

Ngành CNTT Việt Nam đã có bước tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm phần mềm. Hầu hết các sản phẩm phần mềm đều có thể bị bẻ khóa (crack) và lan truyền sử dụng. Nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc sao chép nguyên bản mà chưa có nhiều thay đổi bên trong sản phẩm.

Cách tiếp nhận công nghệ sản xuất sản phẩm phần cứng theo hướng gián tiếp diễn ra rất mạnh tại Trung Quốc, nhưng rất hiếm tại Việt Nam. Ngay sau khi các

sản phẩm mới ra đời ít ngày, những sản phẩm có kiểu dáng và tính năng tương tự sẽ được các nhà sản xuất Trung Quốc cho ra đời. Một số sản phẩm do các nhà sản xuất nghiên cứu trực tiếp từ sản phẩm gốc, một số khác được tiếp cận dưới góc độ catalogue kỹ thuật, tham quan công nghệ, thông tin của lực lượng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, điều này hồn tồn khơng xảy ra đối với các sản phẩm phần cứng của Việt Nam. Chỉ một số ít sản phẩm phần mềm được bẻ khóa và giữ nguyên dạng như sản phẩm gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)