Kênh chuyển giao công nghệ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 38 - 40)

Tại khu vực FDI, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ mà ảnh hưởng của quyền SHTT là không nhiều. Quyền SHTT có lẽ đã khơng phải biến số quan trọng trong quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Vấn đề quyền SHTT yếu đã được các doanh nghiệp FDI đối phó bằng cách đầu tư các sản phẩm công nghệ cao, nhà máy 100% vốn nước ngồi để tránh sự lan tỏa của cơng nghệ. Những công ty đa quốc gia đã đến Việt Nam đều coi trọng vấn đề cơ sở hạ tầng và chi phí lao động trước khi nghĩ tới chính sách bảo vệ quyền SHTT. Nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu có nhà máy sản xuất 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Với lực lượng lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp, cả lao động quản lý và lao động nghiên cứu R&D, chắc chắn công nghệ sẽ từng bước được tiếp cận và chuyển giao.

Kênh chuyển giao công nghệ trực tiếp thông qua hợp tác OEM, yếu tố SHTT cũng không được xem nặng. Trong một thực tế bảo đảm quyền SHTT yếu như hiện nay thì có thể việc trở thành đối tác OEM có thể sẽ gặp nhiều cản trở. Tuy nhiên, trong các hợp đồng OEM lĩnh vực phần cứng, vấn đề quyền SHTT không được xem xét quan trọng bằng doanh số sản phẩm. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác OEM đồng ý hỗ trợ công nghệ, thử nghiệm, thị trường cho các sản phẩm của Việt Nam, nhưng đổi lại, các công ty Việt Nam buộc phải sử dụng các sản phẩm của họ (được cung cấp với giá cạnh tranh).

Công nghệ sản xuất phần mềm gia cơng cũng được chuyển giao chính từ các đối tác thông qua hợp đồng gia công. Yếu tố quyền SHTT được bảo đảm yếu đã được các đối tác gia cơng tự bảo vệ sản phẩm của mình bằng các điều khoản cam kết trong hợp đồng về bảo mật sản phẩm cao. Điểm quan trọng dẫn đến các thương lượng thành công không phải do tác động của quyền SHTT mà chính nhờ năng lực cơng nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Về lý thuyết, một chính sách bảo đảm quyền SHTT yếu sẽ tác động tiêu cực đến công nghệ chuyển giao qua kênh chính thức, nhưng trong ngành CNTT, bằng cách này hoặc cách khác các doanh nghiệp đã loại bỏ yếu tố tác động này trong chuyển giao công nghệ. Có thể là sự khơn ngoan của các doanh nghiệp trong việc chọn lựa cơng nghệ có mức độ phức tạp cao để khó sao chép; đó cũng là những hợp đồng buộc phải bảo mật sản phẩm cao; hoặc chính những đặc tính của sản phẩm đã tự bảo vệ trước nguy cơ xâm phạm quyền SHTT… nhưng trên tất cả ta thấy chính sách quyền SHTT đã ảnh hưởng kém đến việc chuyển giao công nghệ theo hướng này. Tuy nhiên, khơng thể khơng tính đến những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách bảo vệ quyền SHTT có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định chưa đầu tư tại Việt Nam của các tập đoàn CNTT hàng đầu như Google, Yahoo … hay các con số thống kê chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHTT rất thấp của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)