Sự hối thúc của nền kinh tế dẫn đường cho hiệu qủa thực thi quyền SHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 43 - 45)

Thời điểm này, công nghệ các doanh nghiệp đã phát triển qua giai đoạn một, sản phẩm bắt đầu được cải tiến về hình thức để tạo nên sự khác biệt. Sự cạnh tranh mạnh mẽ về chi phí sản xuất buộc các doanh nghiệp phải đầu tư cải tiến quy trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Trong khi Việt Nam vốn đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn thiện, việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT sẽ có xác suất thành công cao bởi ba lý do.

Thứ nhất, số đơng các doanh nghiệp có tài sản trí tuệ sẽ hối thúc công tác thực thi nâng cao để bảo vệ cho các thành quả sáng tạo của mình. Các doanh nghiệp sẽ tự ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thơng qua nộp đơn yêu cầu bảo hộ và các biện pháp kỹ thuật tăng cường. Khi tài sản bị xâm phạm, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng bỏ chi phí phối hợp cùng các cơ quan hữu quan trong công tác chứng minh quyền sở hữu. Sự ủng hộ cao của các doanh nghiệp làm cho hiệu quả của chính sách thực thi sẽ tự được nâng cao.

Thứ hai, sự hối thúc và đồng thuận của cộng đồng quốc tế cũng là một điều kiện tốt hơn cho quá trình thực thi. Mặc dù sự hối thúc và đồng thuận này vẫn luôn tồn tại, nhưng khi cộng hưởng cùng sức mạnh từ các doanh nghiệp trong nước sẽ tạo thành một tiếng nói trọng lượng hơn rất nhiều. Hơn nữa, tại thời điểm này, một khả năng tài trợ từ cộng đồng quốc tế sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trước đây nhiều.

Cuối cùng, chính việc tăng cường tính thực thi làm cho cơng tác thực ngày càng tốt hơn. Công tác tiền tố tụng như xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra kiểm tra gia tăng làm đội ngũ cán bộ thực thi ngày càng giàu kinh nghiệm. Sự gia tăng các vụ án từ dân sự tới hình sự tại tịa một mặt mang tính giáo dục cao, mặt khác cũng tác động làm cho các quan chức xử án quen thuộc hơn với các vụ án vi phạm quyền SHTT.

Kết quả là các doanh nghiệp dần lấy lại niềm tin vào các quy định của pháp luật và ngày càng tăng cường đầu tư cho R&D, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế qua kênh chính thức. Hiển nhiên, chính sách thực thi nâng cao sẽ tạo ra sự phản

ứng từ tiêu cực từ các doanh nghiệp đang có lợi nhuận trong việc sản xuất hàng giả. Tuy nhiên, hành động này vốn vẫn bị coi là vi phạm pháp luật, nên khi dư luận xã hội lên án, sự không ủng hộ của người tiêu dùng và việc thực thi nghiêm minh là ba điều kiện cộng hưởng cho sự thu hẹp dần của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vi phạm các pháp luật SHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)