Kênh chuyển giao công nghệ gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 40 - 42)

Theo kênh chuyển giao cơng nghệ gián tiếp, chính sách bảo vệ quyền SHTT có những ảnh hưởng tích cực cho việc phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm tương tự nhưng không nhiều. Rõ ràng nhất là công nghệ các sản phẩm phần mềm thương mại sản xuất hàng loạt. Mặc dù quy định của luật SHTT hay các nghị định trước khi luật SHTT ra đời, các sản phẩm phần mềm đều được bảo vệ dưới dạng bản quyền tác giả. Tuy nhiên, do mức độ thực thi không cao đã tạo điều kiện cho các sản phẩm phần mềm lan tỏa. Công nghệ sản xuất những sản phẩm phần mềm đơn ứng dụng cho từng doanh nghiệp hoặc tùy mục đích cụ thể, cơng nghệ lắp ráp máy tính đơn lẻ cũng được các doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển thông qua học hỏi công nghệ gián tiếp.

Ở mức độ cao hơn, dây truyền công nghệ của một số công ty lắp ráp hàng đầu của Việt Nam như FPT, CMS, SingPC cũng được chuyển giao theo hướng gián tiếp (tự nghiên cứu hoặc mua dây chuyền sản xuất). Sản phẩm của các doanh nghiệp được thừa hưởng những công nghệ của các sản phẩm nước ngoài một phần do cơ chế bảo đảm quyền SHTT yếu. Những con số ấn tượng về tăng trưởng của các doanh nghiệp cùng với việc đầu tư chi phí nghiên cứu cải tiến về hình dáng sản phẩm phù hợp với nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau trên thị trường, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại cho thấy doanh nghiệp đã đặt những bước đi đầu tiên vào giai đoạn hai của q trình chuyển giao cơng nghệ.

Những sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam với giá thành thấp đã góp phần tăng thặng dư tiêu dùng hạn chế bớt tính độc quyền của các sản phẩm nước ngồi. Ví dụ như so sánh giữa việc tiêu dùng một sản phẩm phần mềm bản quyền với giá 100 USD và sản phẩm sao chép chỉ 1 USD có tính năng gần tương tự, rõ ràng đã tạo ra thặng dư tiêu dùng lớn.

Tuy nhiên, bảo vệ quyền SHTT kém cũng là nguyên nhân làm chùn bước các doanh nghiệp trong đầu tư để tạo ra những sản phẩm thương mại có khả năng chiếm

lĩnh được thị trường. Một số rất ít sản phẩm phần mềm được đầu tư phát triển như phần mềm diệt vi rút BKAV, phần mềm kế toán Misa, phần mềm office được Việt hóa vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường trong bối cảnh vi phạm bản quyền cao. Các sản phẩm phần cứng tuy bước đầu đạt doanh số cao nhờ cạnh tranh về giá thành sản xuất nhưng nếu không đầu tư cải tiến tạo nên những đặc tính riêng biệt cũng rất khó cạnh tranh trong tương lai.

Điểm yếu của chính sách bảo vệ quyền SHTT thấp chính là khơng khuyến khích đầu tư R&D để cải tiến theo chiều sâu. Chính sách R&D của doanh nghiệp đầu tư để đạt được việc sản xuất các sản phẩm tương tự mà không chú trọng đầu tư để tạo ra những sản phẩm khác biệt khơng những về bên ngồi mà về lâu dài là sự khác biệt về bản chất bên trong. Nếu tiếp tục duy trì chính sách bảo vệ quyền SHTT yếu sẽ tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh trong ngắn hạn và mất lợi thế trong dài hạn.

Những phân tích trên cho thấy những ảnh hưởng của chính sách bảo vệ quyền SHTT lên chuyển giao công nghệ trong ngành CNTT: Công nghệ được chuyển giao qua cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp, nhưng khơng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách bảo vệ quyền SHTT đóng vai trị quan trọng. Tại kênh gián tiếp, chính sách bảo vệ quyền SHTT yếu đã tạo thuận lợi cho việc sao chép công nghệ đơn giản, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư nghiên cứu cải tiến, phát triển sản phẩm, công nghệ mới. Tại kênh trực tiếp, các doanh nghiệp đã chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm trong nỗ lực loại trừ được mức độ ảnh hưởng của chính sách bảo vệ quyền SHTT thấp.

Chương 4

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH BẢO VỆ QUYỀN

SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM THÚC ĐẨY Q TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4.

Những phân tích trong chương 3 cho thấy cơng nghệ được chuyển giao qua cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Tại kênh gián tiếp, chính sách bảo vệ quyền SHTT yếu đã tạo thuận lợi cho việc sao chép công nghệ đơn giản, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư nghiên cứu cải tiến, phát triển sản phẩm, công nghệ mới. Tại kênh trực tiếp, chính sách bảo vệ quyền SHTT khơng phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ, kết quả là các doanh nghiệp đã chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm loại trừ được mức độ ảnh hưởng của chính sách bảo vệ quyền SHTT thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)