3.1. Chính sách bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam
3.1.3. Thực trạng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT
Số liệu thống kê chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT tại Việt Nam cho thấy có sự chuyển dịch của cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam nhưng rất thấp thể hiện qua số lượng hợp đồng và số đối tượng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT được thống kê theo ba loại hợp đồng tùy vào các bên tham gia giao dịch: giữa nước ngoài và nước ngoài; giữa nước ngoài và Việt Nam; giữa Việt Nam và Việt Nam. Số lượng đơn cũng như hợp đồng đã được đăng bạ đều cho thấy khối lượng giao dịch giữa Việt Nam và nước ngoài chiếm ưu thế cả về số hợp đồng và số đối tượng chuyển giao. Tuy nhiên, số lượng hợp đồng năm cao nhất cũng chỉ đạt gần một trăm hợp đồng cho toàn bộ các ngành công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT thông tin gần đây mặc
dù số liệu chưa được cập nhật nhưng thực tế gần như chưa thấy thông tin về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Số lượng đơn yêu cầu Đăng ký Hợp đồng Lixăng Số lượng hợp đồng Li-xăng đã được đăng bạ 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Hình 3.5 - Số lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT đăng ký và đăng bạ giữa Việt Nam và Nước ngoài giai đoạn 1997 – 2002
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ [22]
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Số lượng đối tượng SHTT được chuyển giao theo đơn yêu cầu
Đăng ký Hợp đồng Lixăng
Số lượng đối tượng SHTT được chuyển giao theo hợp đồng Li-xăng
đã được đăng bạ 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Hình 3.6 - Số lượng đối tượng SHTT đăng ký và đăng bạ giữa Việt Nam và Nước ngoài giai đoạn 1997 - 2002
Xét theo đánh giá của WEF, số liệu về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT năm 2008 Việt Nam đạt 3,58 điểm, xếp 112/134 quốc gia. Thứ hạng này gần như kém nhất trong khu vực, chỉ trên Mông Cổ và Đông Timo.
Tác động mạnh nhất đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT là chi phí chuyển giao. Giống như các hàng hóa thơng thường khác, chi phí càng giảm càng khuyến khích việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT. Tác động thứ hai là mức độ phức tạp của đối tượng SHTT. Đối với đối tượng SHTT đơn giản, chi phí nghiên cứu thấp hơn chi phí chuyển giao, các cơng ty sẽ tự nghiên cứu và phát triển sẽ dễ dàng làm chủ công nghệ hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng phải căn cứ trên thông tin quyền sử dụng đối tượng SHTT để tránh việc vi phạm quyền SHTT đối với những đối tượng SHTT đã được bảo hộ độc quyền. Tác động thứ ba là mức độ rõ ràng của thông tin công nghệ. Thông tin về đối tượng chuyển giao càng rõ ràng sẽ càng dễ thương lượng giá cả và quá trình chuyển giao được dễ dàng hơn.