Chính sách bảo vệ quyền SHTT với hai điểm mạnh cùng hướng tới mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 42 - 43)

tiêu tăng cường chuyển giao công nghệ trong ngắn hạn

Luật SHTT của Việt Nam đã được các thành viên WTO chấp thuận và khó thay đổi trong ngắn hạn. Hơn nữa ảnh hưởng chung của luật SHTT đến tồn bộ nền kinh tế nên cũng khơng thể đề xuất một chính sách bảo vệ quyền SHTT riêng cho ngành CNTT. Từ đó, hàm ý chính sách đầu tiên của nghiên cứu trong ngắn hạn là giữ nguyên hiện trạng chính sách SHTT như hiện tại. Một chính sách SHTT như vậy sẽ có hai điểm mạnh. Một là, phát huy mặt mạnh của việc chuyển giao công nghệ thông qua kênh gián tiếp. Hai là không ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công

nghệ trực tiếp vốn đang phát triển theo hướng không bị ảnh hưởng lớn bởi quyền SHTT.

Chính sách thứ hai tác giả đề xuất là phát huy những điểm quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ theo kênh trực tiếp mà các doanh nghiệp trong ngành CNTT đang thực hiện. Đó là:

• Thúc đẩy thu hút cơng nghệ tại khu vực FDI mà biến chính sách quyền SHTT khơng phải là yếu tố quyết định. Dùng những chính sách quan trọng khác như ưu đãi về hạ tầng, nhân lực làm yếu tố chính trong thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, giảm tối thiểu khả năng ảnh hưởng của biến số quyền SHTT đến việc thu hút đầu tư.

• Tăng cường đầu tư nâng cao khả năng công nghệ trong lĩnh vực phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác sản xuất gia cơng phần mềm bằng các chính sách: Định hướng các chương trình đào tạo hướng tới các yêu cầu của thị trường gia công phần mềm; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực..

• Thúc đẩy tăng trưởng doanh số sản xuất trong các doanh nghiệp lắp ráp phần cứng nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác OEM bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm thơng qua các chương trình như hỗ trợ phát triển CNTT cho ngành giáo dục, vùng sâu vùng xa, người lao động nghèo tại thành thị phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia. Hai chính sách trên sẽ có hiệu quả giúp thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ qua cả 2 kênh chính thức và khơng chính thức. Khi các doanh nghiệp bước sang giai đoạn hai của q trình chuyển giao cơng nghệ, chính sự phát triển của cơng nghệ trong các doanh nghiệp sẽ là điều kiện thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT để bảo vệ thành quả sáng tạo của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ trong ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)