Chỉ số RR do Rapp và Rozek (trong Maskus, 1995) sáng tạo ra. Chỉ số RR đo mức độ bảo vệ quyền SHTT mạnh hay yếu của các quốc gia thơng qua luật sáng chế của nước đó. Chỉ số này mới chỉ xem xét đến những khía cạnh của luật sáng chế như nhưng yêu cầu bắt buộc, số sáng chế sản phẩm mà chưa xem đến mức độ thực thi của luật.
Chỉ số GP do Ginarte và Park (1997) sáng tạo ra. Chỉ số này đã mở rộng chỉ số này một cách đầy đủ hơn bằng cách đánh giá luật sáng chế chế thông qua năm tiêu chí: mức độ bao phủ, thành viên của các hiệp định sáng chế quốc tế; khoản mất đi nếu bảo hộ; mức độ thực thi; và thời gian bảo hộ:
• Mức độ bao phủ: Một chính sách SHTT tốt cần bảo hộ ba đối tượng là giải pháp hữu ích, sản phẩm dược và sản phẩm hóa học.
• Thành viên của các hiệp ước quốc tế: Ba hiệp ước quốc tế quan trọng nhất gồm: hiệp định Paris 1983; hiệp ước hợp tác sáng chế 1970 (PCT); hiệp định quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới 1961 (UPOV).
• Khoản mất đi nếu bảo hộ: Những khoản có thể mất đi khi sáng tạo được bảo hộ từ ba nguồn: yêu cầu chứng minh thông tin về cơ sở của sáng chế; li-xăng bắt buộc do quy luật định đối với một số trường hợp; hủy bỏ văn bằng bảo hộ do vi phạm, tranh chấp hoặc các điều luật khác.
• Mức độ thực thi: Hiệu quả của luật pháp được thể hiện qua 3 tiêu chí: yêu cầu chấm dứt vi phạm tiền tố tụng; yêu cầu bên thứ ba liên quan cùng chịu trách nhiệm như người vi phạm; chuyển gánh nặng chứng minh sang đối tượng nghi ngờ vi phạm.
• Thời gian bảo hộ
Tuy nhiên, việc đo lường các thành phần trên còn nhiều điểm khó định lượng. Mặc dù chỉ số GP được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu về định lượng liên quan đến quyền SHTT.