Những đặc trưng khiến giá vàng tại Việt Nam không tương ứng với thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trung tâm giao dịch vàng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

CHUƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VÀNG

1.8 Những đặc trưng khiến giá vàng tại Việt Nam không tương ứng với thế giới

NHNN và các cơ quan hữu trách đã có những bước tiến mới trong điều hành kinh doanh vàng như:

 Triển khai kho ngoại quan vàng giúp giảm chi phí và thời gian nhập khẩu;

 Cho phép huy động vàng không kỳ hạn, huy động được số lượng vàng đáng kể.

Thời gian qua, Việt Nam có những quyết định cải thiện nền kinh tế, thắt chặt tiền tệ... có tác động tích cực như giảm lượng cung tiền ra thị trường, giảm chỉ số giá tiêu dùng, hạn chế lạm phát và nhập siêu… và tác động khơng ít đến giá vàng. Bên cạnh đó, khn khổ pháp l ý, chế tài hoạt động kinh doanh vàng chưa rõ ràng và

chưa có quy chế quản l ý bảo vệ nhà đầu tư khiến việc kinh doanh vàng tại Việt Nam

cịn trở ngại.

Tác động của chính sách tiền tệ đến giá vàng : Nới lỏng cung tiền từ năm

2006 – 2007 nên trong năm 2008, Việt Nam phải đối phó với những thách thức to lớn, nhất là tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát leo thang do hiệu quả

đầu tư cơng cịn thấp, nhập siêu tăng cao. Vì thế, NHNN quyết tâm thắt chặt tiền tệ :

Từ tháng 7/2006 đến năm 2008, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất cơ bản tăng dần từ 8,25% lên 14%, khiến vốn đầu tư khan hiếm, đẩy lãi suất vay lên cao.

Do lo sợ lạm phát và tăng trưởng giảm khiến nhà đầu tư chọn vàng để bảo toàn vốn.

Đồng thời, thị trường chứng khoán tụt dốc, USD được thu mua bởi nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà đầu cơ muốn rút vốn, để phục vụ nhu cầu nhập khẩu hoặc để kiếm

Ngày 11/06/2008, tỷ giá NHNN niêm yết 1USD = 16.461 VND nhưng tỷ giá thị trường tự do là 17.500 đ/USD. Giá vàng giao dịch trên sàn (đại diện là sàn giao dịch vàng Sài Gòn) là 18.345.000 đ/lượng, cao hơn giá quy đổi 425.000 đ/lượng.

Ngày 16/06/2008, tỷ giá NHNN niêm yết là 1 USD = 16.454 VND, tỷ giá tự

do là 18.200 đ/USD khiến giá vàng trên sàn là 18.437.000 đ/lượng, cao hơn giá quy đổi đến 605.000 đ/lượng mặc dù giá quy đổi được ACB sử dụng biên độ tối đa.

Ngày 19/06/2008, tỷ giá NHNN vẫn niêm yết ở mức 16.454 đ/USD nhưng thị trường tự do đẩy lên mức 19.500 đ/USD làm giá vàng cao hơn mức quy đổi đến

770.000 đ/lượng khi khớp lệnh trên sàn tại mức giá cao kỷ lục 19.049.000 đ/lượng

(giá thế giới quy đổi là 18.282.000 đ/lượng = 892,48 USD/ounce).

Diễn biến này kéo dài đến ngày 26/06/2008 khi NHNN thơng báo chính thức mức dự trữ ngoại hối trên 20 tỉ USD và kèm theo những biện pháp hành chánh để

ổn định tỷ giá.

Ngày 30/06/2008, tỷ giá hạ nhiệt, giao dịch tự do hạn chế ở mức 17.500

đ/USD, biện pháp bình ổn đã phát huy tác dụng, chênh lệch giữa giá giao dịch và giá quy đổi không cịn, thậm chí do tâm lý lo ngại tỷ giá còn sụt giảm nên giá giao

dịch lại thấp hơn giá quy đổi 58.000 đ/lượng.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2008 trở đi khi tỷ giá đã ổn định, tỷ giá tự do gần bằng với tỷ giá NHNN niêm yết thì giá giao dịch trên sàn lại thấp hơn giá quy đổi. Cộng với tác động giá thế giới quá cao, không nhà đầu tư cũng như đầu cơ nào muốn mua vào ở mức giá này khiến giá vàng ngày càng sụt giảm tương đối so với giá thế giới.

Ngày 07/07/2008, giá vàng tại 930,78 USD/ounce, giá trên sàn là 18.867.000

đ/lượng, thấp hơn giá quy đổi đến 274.000 đ/lượng.

Đỉnh điểm là ngày 15/07/2008, giá vàng thế giới là 973,4 USD/ounce nhưng

giá tại sàn là 19.382.000 đ/lượng, thấp hơn so với giá quy đổi 620.000 đ/lượng. Những động thái trên cho thấy khi nhà đầu tư mất lịng tin vào VND thì vàng sẽ tăng giá đột biến tại thị trường trong nước khiến cung cầu bị bóp méo. Mà khi giá

vàng tăng giảm theo biến động tỷ giá sẽ kéo theo những bất ổn trong kinh tế cũng như xã hội.

Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của NHNN : Trong năm

2008, Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng làm tăng nhập siêu, NHNN và các cơ quan hữu quan quyết định không cấp phép nhập khẩu vàng nữa.

Khiến giá vàng giao dịch trên các sàn giảm tương đối so với giá quy đổi theo công thức, do nhà đầu tư nghĩ rằng khi khơng nhập khẩu nữa thì giá vàng khơng bị

ảnh hưởng bởi các chi phí phát sinh từ nhập khẩu, mặt khác nhà đầu tư cho rằng

vàng giao dịch sẽ là nguồn vàng dân cư tích lũy.

Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN : Tính 10 năm

trở lại đây, khoảng 600 tấn vàng được nhập vào Việt Nam, trị giá khoảng 18 tỉ USD (# 300 tỉ VND). Khi thị trường biến động với những đặc trưng riêng khiến giá vàng

trong nước thấp hơn thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam khơng được phép xuất

khẩu vàng.

Xuất khẩu vàng sẽ thu ngoại tệ về và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

trong nước, tạo sự linh hoạt trong kinh doanh, thu hút lượng vàng tích lũy rất lớn trong dân cư từ hàng chục năm nay ra giao dịch. Ngoại tệ thu được sẽ là nguồn vốn đầu tư cho kinh tế, đồng thời tránh được nạn buôn lậu vàng qua biên giới.

Tác động do mơi trường kinh doanh cịn hạn chế

 Nghiệp vụ cơ bản của NHTM : option, future, spot, tín dụng vàng cịn hạn chế, vẫn chưa phát huy hết tác dụng bởi trình độ nhân viên ngân hàng và

nhà đầu tư còn hạn chế, nhiều trường hợp ngân hàng tái k ý hợp đồng với ngân hàng nước ngoài khiến chi phí gia tăng và không hiệu quả cho nhà đầu tư.

 Tín dụng vàng chỉ chủ yếu là phục vụ nhà đầu tư kinh doanh vàng khi có biến động giá.

 Hoạt động kinh doanh vàng trạng thái của ngân hàng chưa phát triển mạnh.

 Một số sàn giao dịch vàng đưa ra nhiều điều khoản ràng buộc nhà đầu tư

doanh vàng để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Ngược lại, các sàn giao dịch

vàng này tùy tiện thay đổi quy định về giao dịch, tỷ giá và lãi suất liên tục trong thời gian ngắn (không loại trừ khả năng tư lợi cho các thành viên).

Kết luận chương 1

Chương 1 đã giới thiệu các đặc điểm, đặc tính, ứng dụng và giá trị và q

trình phát triển giá trị của vàng từ đó có những khái niệm và hình dung cơ bản về

vàng. Ngồi ra, chương 1 cũng điểm qua tình hình khai thác, sản xuất, tiêu thụ vàng

trên thế giới và Việt Nam cũng như sự biến động và các nhân tố tác động đến giá vàng.

Những nội dung được trình bày trong chương 1 sẽ tạo tiền đề, cơ sở lý luận cho việc đánh giá, nghiên cứu, phát triển sản phẩm đầu tư vàng tại thị trường Việt Nam, cụ thể là tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank.

C

CHƯƠƠNNGG IIII

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU

VIỆT NAM



2.1. Khung pháp lý và quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam 2.1.1. Khung pháp lý

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam trở nên sôi động. Để quản lý, điều tiết kịp thời lĩnh vực khá nhạy cảm này, với tốc

độ phát triển nhanh chóng của thị trường, Chính phủ và NHNN đã liên tục ban hành

các nghị định, quyết định và các thông tư hướng dẫn, nhằm từng bước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và thơng thống.

Sau đây là một số văn bản mới, có tính chi phối hệ thống văn bản cũ :

a. Nghị định 174/1999/NĐ – CP của Chính phủ ngày 09/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

b. Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 3/10/2000 về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm bằng vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD). Điều 7 quy định TCTD có thể chuyển đổi nguồn vốn huy

động bằng vàng thành VND - nguồn vốn chuyển đổi không vượt quá 30%

nguồn vốn huy động bằng vàng.

c. Quyết định 1019/2001/QĐ – NHNN về sửa đổi, bổ sung quyết định 432 về

huy động và cho vay vàng của TCTD.

d. Thông tư 07/2001/TT–NHNN7 hướng dẫn thi hành nghị định 174/1999/NĐ–

e. Nghị định 64/2003/NĐ – CP ngày 11/06/2003 về việc sửa đổi bổ sung nghị

định 174/1999/NĐ – CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt

động kinh doanh vàng.

f. Thông tư 10/2003/TT – NHNN của NHNN VN ngày 16/09/2003 về hướng

dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ – CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

g. Quyết định 1703/2004/QĐ – NHNN ngày 28/12/2004 sửa đổi, bổ sung thông

tư 10/2003/TT- NHNN ngày 16/9/2003 của Thống Đốc NHNN hướng dẫn

thi hành nghị định 174/1999/NĐ – CP ngày 9/12/1999 của CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và nghị định 64/2003/NĐ – CP ngày 11/6/2003 của CP sửa đổi, bổ sung nghị định 174/1999/NĐ – CP.

h. Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của NHNN về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

i. Quyết định 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/03/2007 của NHNN về việc sửa

đổi, bổ sung Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc NHNN về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài .

j. Thông tư 03/2008/TT-NHNN của NHNN ngày 11/04/2008 hướng dẫn về

hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD.

2.1.2. Quản lý của NHNN

Theo qui định, NHNN chỉ quản lý các doanh nghiệp trong nước tham gia

kinh doanh xuất nhập khẩu vàng và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ tại Việt Nam. Vì có ảnh hưởng rất lớn đến lượng cung, cầu và ổn định của giá của thị trường vàng và ngoại hối trong nước nên các doanh nghiệp nói trên phải được cấp phép và chịu sự giám sát của NHNN.

Hiện nay, NHNN quy định :

 Chưa được phép xuất khẩu vàng miếng, thỏi chỉ được xuất khẩu vàng

 Kinh doanh vàng trên tài khoản giới hạn trong một số ngân hàng và doanh nghiệp.

 Xuất nhập khẩu vàng theo quota.

Theo quy định mới, các TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn tham

gia hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngồi chỉ cần có ít nhất một

năm kinh nghiệm hoạt động thuộc một trong những lĩnh vực sau:

 Hoạt động kinh doanh mua bán vàng  Hoạt động huy động và cho vay vàng  Hoạt động xuất, nhập khẩu vàng

Ngoài ra, TCTD phải có giấy phép hoạt động ngoại hối do NHNN cấp; doanh nghiệp kinh doanh vàng phải có vốn tự có tối thiểu là 100 tỷ đồng.

Cũng theo quyết định này, trạng thái vàng của TCTD là trạng thái ròng tổng hợp giữa trạng thái kinh doanh vàng vật chất được phép trong nước và trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngồi của tổ chức tín dụng. Trạng thái kinh doanh vàng vật chất được phép trong nước là trạng thái vàng tuân thủ theo các quy

định của NHNN về tỷ lệ chuyển đổi tối đa nguồn vốn huy động bằng vàng ra tiền và

trạng thái kinh doanh vàng vật chất khác.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh vàng, các NHTM trên địa bàn thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng vốn, đúng quy định của NHNN, đảm bảo hạn chế tối

đa rủi ro, mang lại hiệu quả cao cho các NHTM, đồng thời đa dạng hoá các hoạt động đầu tư. Cả nguồn vốn và dư nợ cho vay vàng của các NHTM đều tăng mạnh

trong thời gian qua chứng tỏ hoạt động kinh doanh này đang thu hút khách hàng.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam

Nghiệp vụ mua bán vàng trực tiếp với khách hàng mặc dù khơng có số liệu thống kê chính xác, nhưng theo các NHTM có hoạt động kinh doanh vàng thì đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh (chỉ đứng sau nghiệp vụ cho vay) của các ngân hàng trong thời gian qua.

Quyền lựa chọn vàng : ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện nghiệp vụ này.

Cho đến nay, Vietcombank, Agribank và BIDV, Techcombank, VIB Bank, Sacombank, Eximbank,... đã tiến hành triển khai dịch vụ này. Do thực hiện nghiệp

vụ này đòi hỏi bên bán và bên mua đều phải có kiến thức cơ bản về tài chính, nên mặc dù đã triển khai thực hiện khá lâu nhưng chưa phát huy hiệu quả cao.

Kinh doanh vàng trên tài khoản : Một số ngân hàng và công ty vàng bạc đá

quý được phép triển khai nghiệp vụ này : NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Sài

Gòn Thương Tín, Việt Á, Á Châu, Phương Đông, Nam Á, Kỹ thương

(Techcombank), Đông Á (DongA Bank); Công ty Vàng bạc đá quý Sài gịn - SJC,

Cơng ty kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn VN, Công ty vàng bạc đá quý NH Nông nghiệp và phát triển Nông thôn TP.HCM. Mặc dù nghiệp vụ này mới được NHNN và Vụ quản lý ngoại hối cho phép triển khai, nhưng đây là nghiệp vụ kinh doanh đầy triển vọng cho ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng, bởi khi thực hiện thể hiện tính hội nhập rất cao

với thị trường vàng tiền tệ thế giới.

2.2. Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2.2.1. Lịch sử hình thành 2.2.1. Lịch sử hình thành

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT

của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng

TMCP đầu tiên của Việt Nam.

Eximbank chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,

Thống Đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt

động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng

VND, ngoại tệ và vàng.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng.

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngồi nước (bảo lãnh thanh tốn, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ

Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.

Các dịch vụ khác: thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M)…

2.2.3. Quá trình hoạt động và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển trung tâm giao dịch vàng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)