5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
1.3. Khách hàng và rủi ro tài trợ xuất khẩu
1.3.2. Rủi ro và biện pháp chống đỡ rủi ro trong tài trợ
1.3.2.1. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị cịn có tên gọi khác là rủi ro quốc gia. Đây là rủi ro phát sinh từ biến cố hồn tồn khơng liên quan đến các hoạt động thương mại và xảy ra tại nước người mua, tác động đến khả năng thanh toán của người mua hay ngân hàng của người đó cho bên bán.
Chống đỡ rủi ro chính trị: bao gồm những khả năng khách hàng hoặc ngân hàng tiếp cận các chương trình bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các chương trình ưu đãi tín dụng xuất khẩu, các chương trình ưu đãi xuất khẩu của chính phủ.
1.3.2.2. Rủi ro thương mại
Đây là rủi ro phát sinh từ các biến cố liên quan đến các hoạt động thương mại và xảy ra tại nước người mua, có tác động đến khả năng thanh toán của người mua hay ngân hàng của người mua đối với người bán. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thương mại :
Quản lý : hiệu năng quản lý tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh thành công nhất với các doanh nghiệp khác. nếu năng lực quản trị doanh nghiệp xuất khẩu tỏ ra yếu kém, doanh nghiệp sẽ khó có khả năng tổ chức tốt việc hồn thành thương vụ xuất khẩu suôn sẻ.
Thị trường : ngân hàng cần phân tích độ nhạy cảm – cung cầu thị trường về mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp yêu cầu tài trợ , đặc biệt là đối với các yêu cầu tài trợ trước khi giao hàng để sản xuất hàng hóa lưu kho mà chưa có các hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng thu mua vật tư.
Thanh khoản : rủi ro ở đây là tình trạng khách hàng vì khơng có khả năng trả nợ ngân hàng vì thiếu thanh khoản. Ngân hàng cần hết sức thận trọng khi xét duyệt yêu cầu tài trợ của nhà xuất khẩu dù cho thương vụ có thể rất hấp dẫn và khả năng hoàn trả nợ vay trực tiếp từ nguồn tiền bán hàng không cho thấy có vấn đề trục trặc gì.
Q trình sản xuất hoặc thu mua nguyên vật liệu : một loại rủi ro khiến ngân hàng quan ngại là nhà xuất khẩu khơng có khả năng hồn thành thương vụ do khó khăn trong vấn đề sản xuất hoặc thu mua vật tư hàng hóa.
Khó khăn trong vấn đề mua nguyên liệu và hàng xuất khẩu do tình trạng khan hiếm ngồi dự kiến, do thiên tai, đình cơng…
Nguy cơ giá tăng, nhà xuất khẩu có thể chống đỡ rủi ro này bằng các kỹ thuật mua bán hàng triển hạn, thương lượng cơ chế điều chỉnh giá với các đối tác cung ứng hàng hoặc chuyển giao rủi ro này cho bên mua nước ngoài bằng thỏa thuận trong hợp đồng xuất khẩu.
Đình hỗn q trình sản xuất do sự cố kỹ thuật, do đình cơng hoặc các nguyên nhân khác.
Khiếm khuyết về chất lượng hàng. Biện pháp xử lý bao gồm việc kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình dự trữ vật tư, tiến trình sản xuất, bao bì đóng gói thực hành theo tiêu chuẩn ISO và các chuẩn mực chất lượng cần thiết khác.
Lưu kho bảo quản hàng hóa : trước khi giao hàng xuất khẩu, hàng hóa thường phải được lưu kho bảo quản, những mất mát hư hỏng trong thời kỳ này sẽ làm tổn hại cho thương vụ xuất khẩu yêu cầu tài trợ và do vậy luôn là mối quan tâm của ngân hàng.
Giao hàng : ngân hàng và doanh nghiệp cần bàn bạc chi tiết về việc bảo hiểm và chọn hãng vận tải thích hợp nhằm chống đỡ rủi ro khơng giao được hàng, mất hàng hoặc thiệt hại trong quá trình vận chuyển.
Thanh toán : là rủi ro bên mua hoặc ngân hàng của bên mua không thực hiện thanh tốn tiền hàng. Các giải pháp phịng vệ rủi ro bao gồm : tìm hiểu về bên mua và uy tín tín dụng của bên mua. Bảo đảm cơ chế thanh tốn an tồn và tương thích với mức độ rủi ro thanh tóan.
1.3.2.3. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng và do đó cần được phân tích thấu đáo dựa trên dữ liệu thực tế của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
1.3.2.4. Rủi ro ngành kinh tế
Ngành cơ sở: doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều nhất trong vấn đề hoàn trả nợ kinh doanh là những doanh nghiệp kinh doanh ngành cơ sở bao gồm các lĩnh vực nơng nghiệp, ngư nghiệp và khai khống. Những khả năng rủi ro trong các lĩnh vực này có nhiều liên quan đến những đặc trưng của ngành như: phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, mang tính chất thời vụ, và giá cả mặt hàng khai thác thường biến động mạnh theo hiều hướng giảm dần.
Ngành công nghiệp : rủi ro các ngành công nghiệp thấp hơn các ngành cơ sở và cũng dễ kiểm soát hơn. Mức độ rủi ro trong từng ngành cũng rất khác biệt. Trong ngắn hạn mức rủi ro khơng thanh tốn trong các ngành hàng điện tử, lương thực chế biến…thường khơng cao do có thị trường ổn định và tiến trình xuất hàng đều đặn. Ngược lại các ngành may mặc xuất khẩu lại có mức độ rủi ro cao do biến động lớn từ thị trường thời trang cũng như áp lực cạnh tranh từ các nước khác.
Ngành thương mại và dịch vụ : có vốn đầu tư ít và thường ít chịu rủi ro do tính linh hoạt cao cộng thêm chu kỳ kinh doanh ngắn.