5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
3.2. Giải pháp chiến lược phát triển tài trợ xuất khẩu
Để phát triển tài trợ xuất khẩu hỗ trợ một cách thiết thực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau :
Thứ nhất : phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các tổ chức tín dụng có ý thức giữ ổn định thị trường ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
Thứ hai : duy trì thường xuyên bán ngoại tệ đặc biệt phải can thiệp kịp thời khi có những biến động đột biến trên thị trường ngoại tệ.
Thứ ba : cần có kế hoạch dự báo nhu cầu, tình hình biến động từng thị trường cụ thể, kịp thời để các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh.
Thứ tư : cần có cơ sở dữ liệu chính xác về các doanh nghiệp để các ngân hàng có thể tiếp cận được khách hàng được tốt nhất.
Thứ năm : cần lập một quỹ riêng để tài trợ xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp được chủ động về vốn sản xuất, chủ động kế hoạch kinh doanh, chủ động trong việc thu mua nguyên vật liệu mà không cần đến hợp đồng.
Thứ sáu : cần lập một quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo nhà xuất khẩu trước những rủi ro trong thanh tốn và chính trị.
Hiện nay có thể thấy, nhu cầu tài trợ xuất khẩu đã có nhu cầu khá nhiều và đã từng buớc được sự đón nhận của các khách hàng. Tuy nhiên để tài trợ xuất khẩu
thực sự phát triển hơn nữa và đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp :
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý :
NHNN cần sớm ban hành các qui định cụ thể đồng thời đơn giản hóa các thủ tục và đặc biệt là lưu ý đến thời hạn của các chính sách, vì các chính sách ra đời phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp. Vì trong năm 2008 các doanh nghiệp rất gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn dẫn đến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, cắt giảm lao động, cắt giảm nhân công, và điều tệ hơn nữa là gây ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân, người cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Nếu nắm bắt kịp thời tình hình đó và kịp thời đưa ra các chính sách thì chắc chắn sẽ hạn chế được tổn thất khá nhiều.
3.2.2. Yêu cầu về vốn và thế chấp
Hiện nay các ngân hàng cho vay vẫn chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp và cầm cố. Hạn mức tín dụng mà các doanh nghiệp nhận được có giá trị chưa tương xứng với giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp. NHNN có thể nên có những qui định nhiều hơn về việc cho vay bằng hình thức tín chấp.
Nhằm phát triển hơn nữa tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại, không chỉ cần có những chính sách từ phía các nhà hoạch định chính sách mà ngay ở ngân hàng đã, đang và sẽ cung cấp giao dịch này cũng cần có những thay đổi để tài trợ xuất khẩu mang lại lợi ích thiết thực cho phía các doanh nghiệp.