5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
1.4. Các hình thức tài trợ xuất khẩu
1.4.7. Bảo hiểm tín dụng và tài trợ xuất khẩu của chính phủ
1.4.7.1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu :
Xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu vào khỏang giữa thế kỷ 19, bắt nguồn từ việc buôn bán và vận chuyển hàng đến những nơi xa xôi như Úc, Ấn Độ…Dần dần các bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trở về tay chính phủ các nước và được sử dụng như cơng cụ khuyến khích xuất khẩu vào những quốc gia có độ rủi ro cao. Ngày nay có nhiều quốc gia đã và đang phát triển tổ chức các chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm giúp đỡ các nhà xuất khẩu nước nhà tăng sức cạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Mục đích :
• Bảo vệ nhà xuất khẩu trước những rủi ro người mua nước ngồi khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng vì những lý do thương mại hoặc chính trị.
• Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ bằng những điều khoản thanh tốn mang tính cạnh tranh
• Hỗ trợ quá trình thâm nhập của nhà xuất khẩu vào những khu vực nước ngồi có độ rủi ro cao.
• Giúp nhà xuất khẩu và các ngân hàng tài trợ có khả năng linh hoạt hơn về tài chính trong xử lý các khoản nợ thương mại nước ngồi.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường được cung ứng dưới hai hình thức :
1. Bảo hiểm cho nhà xuất khẩu đối với rủi ro khơng thanh tốn của khách hàng người mua nước ngòai.
2. Nới lỏng bảo lãnh cho ngân hàng tài trợ giao dịch xuất khẩu
Những nguyên tắc chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm : 1. Cả hai bên, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm phải chia sẻ rủi ro.
2. Bảo hiểm chỉ giới hạn cho các khoản nợ đã được chấp thuận bảo hiểm và mọi tranh chấp có liên quan đều phải được giải quyết trước khi thực hiện bồi thường theo hợp đồng.
3. Điều khoản thanh toán áp dụng trong thương vụ được bảo hiểm phải phù hợp với loại hàng hóa hay dịch vụ giao dịch.
4. Chỉ bảo hiểm cho các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh bình thường của hai bên mua và bán và do vậy không áp dụng đối với việc bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng.
5. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu không phải là một dạng bảo lãnh thanh tốn vào ngày đến hạn và do vậy khơng phải là một bảo lãnh tài chính.
6. Bảo hiểm tín dụng thường khơng áp dụng cho giao dịch tài chính thuần túy. 7. Hạn chế bảo hiểm nếu các cam kết thương mại hoặc việc giao hàng đã được
thực hiện trước khi kết lập hợp đồng bảo hiểm.
8. Những tổn thất do không chuyển ngân được phải đăng ký tại ngân hàng trung ương nước ngoài.
9. Những tổn thất do mất khả năng thanh tóan phải được tổ chức thanh lý hoặc chủ doanh nghiệp xác nhận để xúc tiến việc bồi hoàn thành tài sản của con nợ.
Rủi ro trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu :
Rủi ro quốc gia : gồm các rủi ro như ngăn cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào trong nước, chiến tranh, bạo động, đình cơng, xung đột sắc tộc, những quản chế về ngoại hối và thanh tốn do chính phủ nước ngoài áp đặt
Rủi ro thương mại : tình trạng mất khả năng thanh tốn hoặc trì hỗn thanh tốn sau khi đã nhận hàng, người mua từ chối nhận hàng hoặc bộ chứng từ đã được chuyển đến nước mình mà khơng phải do lỗi nhà xuất khẩu.
Vai trị của tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu :
Nhiệm vụ chính của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là bảo hiểm cho giới xuất khẩu và ngân hàng khỏi những trường hợp rủi ro khơng thanh tốn hợp đồng xuất khẩu. Cụ thể là tổ chức này giám sát rủi ro gian lận hoặc khả năng phá sản của bên mua, bảo vệ cho nhà xuất khẩu và ngân hàng trong nước khỏi bị tổn thất và giúp ngân hàng dễ dãi hơn trong việc cấp tài trợ cho thương vụ xuất khẩu.
Tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cho phép nhà xuất khẩu bán hàng trả chậm (cấp tín dụng thương mại cho bên mua nước ngoài) một cách an toàn, giúp họ cạnh tranh với các đối thủ xuất thủ khác trên thị trường và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh.
Các ngân hàng tài trợ luôn cần đến sự giúp đỡ và bảo vệ cho những thương vụ xuất khẩu rủi ro cao, còn các nhà xuất khẩu cần chống đỡ loại rủi ro khơng thanh tốn tiền hàng người mua.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một yếu tố then chốt trong cấu trúc kinh tế quốc gia. Nó cho phép giới xuất khẩu và ngân hàng có khả năng chấp nhận rủi ro giao dịch với nước ngoài đồng thời lại tránh được những rủi ro tổn thất nghiêm trọng
Những hoạt động chính yếu của tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu :
Họat động chủ yếu của tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là quản lý các rủi ro trong ngoại thương theo ba giai đoạn :
1. Chọn lọc kỹ người mua nước ngoài, nhà xuất khẩu và loại hợp đồng.
2. Tập trung toàn bộ rủi ro của tất cả các hợp đồng xuất khẩu nhằm chia sẻ chi phí.
3. Tái bảo hiểm rủi ro dựa vào mối tập trung rủi ro hợp đồng lớn hơn. Phân loại các dạng thức bảo hiểm :
Những rủi ro thương mại có thể được bảo hiểm nếu phát sinh từ hai nguyên nhân sau :
Bên mua mất khả năng thanh toán hoặc bị thanh lý giải thể doanh nghiệp. Bên mua từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nghĩa là từ chối nhận hàng trong khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ của mình phù hợp với hợp đồng mua bán đã ký kết.
Bảo hiểm rủi ro chính trị
Những biến cố thường được xem là thuộc dạng rủi ro chính trị và có thể được bảo hiểm bao gồm :
• Tình trạng bị ngăn chặn hoặc bị chậm trễ trong việc chuyển tiền thanh toán do những hành động ngồi dự kiến của chính phủ người mua nước ngịai.
• Chiến tranh, cách mạng, bạo động, cấm vận, trừng phạt kinh tế, đình cơng, dân biến xảy ra ngoài quốc gia nhà xuất khẩu.
• Các luật lệ nước ngồi được ban hành sau khi giao hàng, ngăn chặn việc giao hàng cho bên mua hoặc dẫn đến việc trưng thu, tịch thu hàng hóa.
• Thiên tai hoặc biến cố bất thường ở nước ngoài ngăn chặn hoặc chậm trễ việc thanh tốn hay hồn thành hợp đồng.
• Lệnh của chính phủ nước ngồi buộc người mua đình hỗn thanh tốn hoặc xóa bỏ trách nhiệm thực hiện thanh toán của người mua.
Bảo hiểm sau khi giao hàng
• Dạng bảo hiểm này bắt đầu từ lúc nhà xuất khẩu giao hàng đến khi nhận được thanh tốn tiền hàng.
• Tổ chức bảo hiểm khi cấp dạng bảo hiểm này có thể tùy nghi qui định thời điểm bắt đầu được bảo hiểm chẳng hạn như những cách xác định :
• Khi hàng đã được chất lên phương tiện vận tải để đưa đến nước người mua.
• Khi hàng đã được niêm phong trong các container để gởi đến nơi qui định ngoài nước xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu bán hàng giao cho nhiều người mua khác nhau.
• Khi hàng đã được thơng quan xuất khẩu và chuyển ra khỏi biên giới nước xuất khẩu.
Bảo hiểm trước khi giao hàng:
• Dạng bảo hiểm này chống đỡ những rủi ro mất khả năng thanh toán của bên mua hoặc rủi ro tổn thất do biến cố chính trị trong thời gian từ lúc nhà xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của người mua đến khi giao hàng.
• Dạng bảo hiểm này có ích đối với một số nhà xuất khẩu khi họ xuất khẩu mặt hàng chuyên biệt theo mẫu mã kiểu dáng đặc thù mà bên mua đòi hỏi.
Các loại hợp đồng bảo hiểm : Điều kiện bảo hiểm:
• Bảo hiểm mọi thị trường - All markets policy : lọai bảo hiểm này không áp dụng đối với một số giao dịch kinh doanh nhất định chẳng hạn như mua bán giữa các doanh nghiệp cùng tập đồn.
• Bảo hiểm tập hợp một số thị trường chọn lọc - Selected markets policy : áp dụng khi nhà xuất khẩu đã có thị trường ổn định và an tồn, khơng cần bảo hiểm, và một số khác cần được bảo vệ, chống đỡ rủi ro.
• Bảo hiểm trong chừng mực hợp lý - Limit of Discretion : áp dụng khi nhà xuất khẩu bảo đảm về an tòan giao dịch với bên mua đến một mức nhất định, nhờ vào kết quả điều tra riêng hoặc báo cáo ngân hàng cho thấy bên mua có năng lực kinh doanh và uy tín trong thanh tốn.
• Tổng doanh số bán cho bên mua xác định Whole turnover – named buyer : là điều kiện bảo hiểm loại bỏ yếu tố chừng mực nêu trên.
• Các loại hợp đồng bảo hiểm : hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn sau khi giao hàng, hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn trước khi giao hàng, hợp đồng bảo hiểm rủi ro vận chuyển hàng hóa (tổng doanh số bán).
1.4.7.2. Tài trợ xuất khẩu của chính phủ :
Chính phủ các nước đặc biệt là ở các nước công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, đều thiết lập các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức tài chính đặc biệt để cung ứng một số chương trình trợ giúp nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp trong nước. Do tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở mỗi quốc gia đều có những loại hình bảo hiểm đặc thù nên hoạt động tài trợ nối kết những loại hình bảo hiểm này cũng rất khác biệt theo từng quốc gia.
Kinh nghiệm tài trợ xuất khẩu: Chương trình tài trợ xuất khẩu của Eximbank Hàn Quốc
+ Chương trình tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu: chương trình tín dụng xuất khẩu ECF và chương trình tín dụng dịch vụ kỹ thuật.
Chương trình tín dụng xuất khẩu ECF: áp dụng cho giao dịch xuất khẩu loại
hàng tư liệu do Hàn Quốc sản xuất, chế tạo bao gồm: nhà máy, máy bay, tàu biển, máy móc, thiết bị điện tử, cơng cụ y khoa…mọi nhà sản xuất và xuất khẩu Hàn Quốc đều được tham gia chương trình này. Eximbank yêu cầu phải ký quỹ 15% giá trị hợp đồng đối với loại hành là nhà máy, máy bay, sắt thép các loại, và 20% đối với các mặt hàng còn lại. Mức lãi suất áp dụng không thấp hơn lãi suất huy động ngân hàng. Việc hoàn trả nợ gốc và lãi được thực hiện định kỳ nửa năm kể từ 6 tháng sau khi giao hàng. Eximbank cũng yêu cầu phải có một thư bảo lãnh hoặc thư tín dụng được phát hành hoặc xác nhận của một ngân hàng có tiếng tăm quốc tế để làm bảo đảm tín dụng. Mức tài trợ tối đa của ngân hàng này căn cứ vào tổng giá trị hợp đồng trừ đi khoản đặt cọc của người mua, các khoản tài trợ tối đa trước khi giao hàng tối đa là 90% đối với sản phẩm là nhà máy, máy móc, thiết bị điện tử, tàu thuyền, 70% đối với mặt hàng thiết bị rời và 75% đối với các hàng hóa khác.
Chương trình tín dụng dịch vụ kỹ thuật: tài trợ cho các doanh nghiệp dịch vụ
kỹ thuật Hàn Quốc nhằm thúc đẩy việc bán ra nước ngoài các dịch vụ kỹ thuật: bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, kỹ thuâậ giám sát trong việc vận hành và lắp đặt nhà máy, cơng trình xây dựng ở nước ngồi.
+ Chương trình tài trợ gián tiếp cho nhà xuất khẩu: chương trình cho vay trực tiếp và tái tài trợ.
Chương trình cho vay trực tiếp: Eximbank Hàn quốc cho nhà NK nước ngồi
vay trung dài hạn để mua hầg tư liệu sản xuất của người Hàn Quốc. Theo đó, Eximbank Hàn Quốc lập hợp đồng tín dụng với người mua ở nước ngoài cho phép nhà XK Hàn Quốc được thanh toán khi thực hiện việc giao hàng. Để tài trợ dạng này, Eximbank phải khẳng định tính khả thi về kỹ thuật, marketing, tài chính và kinh tế của dự án.
Chương trình tái tài trợ của Eximbank Hàn Quốc: theo chương trình này, Eximbank Hàn Quốc sẽ cấp tín dụng trung và dài hạn cho ngân hàng nước ngồi có uy tín, các ngân hàng nàty sẽ dùng nguồn tài trợ này để cấp các khoản cho vay trung và dài hạn cho người mua nước ngoài để mua tư liệu sản xuất của Hàn Quốc chế tác. Danh sách mặt hàng đủ tiêu chuẩn nhận tài trợ do Eximbank công bố trước.