Giải pháp cụ thể phát triển tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ xuất khẩu thủy sản vào thị trường hoa kỳ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 70)

5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn

3.3. Giải pháp cụ thể phát triển tài trợ xuất khẩu

3.3.1. Giải pháp về phía khách hàng

3.3.1.1. Thay đổi nhận thức về rủi ro

Rủi ro về biến động thị trường và biến động tỷ giá: hầu như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng chưa lường hết đến sự rủi ro phát sinh do sự biến động của thị trường mang lại. Ở Việt Nam chúng ta chưa gặp khủng hoảng tài chính lớn chính vì vậy các doanh nghiệp rất yên tâm. Tỷ giá USD/VND, lãi suất ngân hàng sẽ khơng biến động mạnh.

Chính vì với tâm lý này nên các doanh nghiệp chưa ý thức được rằng chuyện gì sẽ xảy ra và họ sẽ phải đối phó như thế nào đối với rủi ro đó.

Ngồi ra các doanh nghiệp cịn phải đối mặt với vấn đề rủi ro quốc gia và rủi ro khách hàng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp chưa nghĩ đến nhiều.

3.3.1.2. Tăng cường tính chủ động:

Hiện nay kiến thức về tài trợ xuất khẩu còn chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu nhiều và cặn kẽ đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ. Khi thị trường biến động mạnh và gây thua lỗ thì họ lại mới nhớ đến giao dịch tài trợ xuất khẩu.

3.3.1.3. Giám đốc tài chính

Hầu hết ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chưa có giám đốc tài chính đúng nghĩa. Giám đốc tài chính là người chuyên lo việc phân tích, tính tốn và dự báo thay đổi về thị trường, về tỷ giá, về lãi suất ngân hàng trên thị trường tiền tệ. Từ đó đề ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vấn đề tài chính là do Giám đốc hoặc kế toán trưởng đảm nhận (ngoại trừ hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là có giám đốc tài chính đúng nghĩa).

3.3.2. Giải pháp về phía ngân hàng:

3.3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất khẩu

Tài trợ xuất khẩu có các hình thức:

• Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở

• Chiết khấu hối phiếu

• Chiết khấu chứng từ thanh tốn theo hình thức tín dụng chứng từ

• Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu.

• Thuận nhận ngân hàng

• Bao thanh toán

Nhưng tại ngân hàng BIDV mới chỉ áp dụng giao dịch cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở và giao dịch chiết khấu chứng từ thanh tốn theo

hình thức tín dụng chứng từ nên chưa đa dạng hóa việc cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng BIDV trong cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau, và khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.

Mong muốn hiện nay của nhiều doanh nghiệp là ngân hàng BIDV nên mở rộng tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp trong năm, ngân hàng BIDV nên có kế hoạch tài trợ kịp thời cho các doanh nghiệp.

Đa số hiện nay ngân hàng cho vay thực hiện hàng xuất khẩu khi đã có hợp đồng và mở L/C, điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận vốn để thu mua nguyên vật liệu vì hạn chế về mặt thời gian.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng thường yêu cầu thanh tốn theo phương thức L/C at sight khơng huỷ ngay (L/C trả ngay không huỷ ngang) nhưng nhiều đối tác nước ngồi khơng quen hình thức này hoặc muốn phương thức thanh toán khác D/A, D/P thuận lợi, đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn cho họ. Theo phương thức L/C at sight nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến trong khi đó hàng nhập khẩu phải được FDA kiểm tra trước khi nhập khẩu và họ ngại sẽ không nhận được tiền trong trường hợp hàng khơng được nhập khẩu. Chính vì vậy việc đa dạng các đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất khẩu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo

Tài trợ xuất khẩu là một sản phẩm vơ cùng cần thiết và có một nhu cầu lớn trên thị trường khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Do đó để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu biết nhiều hơn về tài trợ xuất khẩu, ngân hàng BIDV cần có một chiến lược quảng bá sản phẩm để làm sao cho các khách hàng truyền thống, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng đều hiểu và biết đến ích lợi của tài trợ xuất khẩu và sử dụng trong việc phòng chống rủi ro biến động của thị trường.

Cách hiệu quả nhất để khách hàng biết đến ích lợi của tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV là quảng bá trên internet, qua website quảng bá sản phẩm của ngân hàng.

3.3.2.3. Phát triển các dịch vụ đi kèm

Đây là cách thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp chưa đủ thời gian và hiểu biết để có thể nắm bắt rõ các biến động diễn ra trên thị trường nội địa và nước ngoài trong giai đoạn hiện tại và sắp tới. Chính vì vậy, ngân hàng BIDV nên có những buổi hội thảo, những buổi tư vấn về thị trường về tài chính tiền tệ nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin và dự báo của các chuyên gia kinh tế. Thường xuyên có những buổi trao đổi gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu để lắng nghe nhu cầu cũng như nắm bắt những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ngân hàng BIDV cũng cần duy trì mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, quan tâm đến các doanh nghiệp với những hành động thiết thực như: gởi hoa thiệp chúc mừng doanh nghiệp vào những dịp lễ tết hoặc vào ngày sinh nhật của doanh nghiệp, thường xun có những cơng tác thăm hỏi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

3.3.2.4. Nâng cao trình độ cơng nghệ phục vụ khách hàng

Cơng nghệ ln là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại trong năm 2008 các ngân hàng thương mại ở TPHCM đã thực hiện chương trình IPCAS cho nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu và chuyển tiền điện tử nhưng ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu vẫn chưa triển khai chương trình đó. (Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu chưa được tiến hành thao tác trực tiếp mà phải thông qua hội sở chính).

Đầu tư cho các trang thiết bị phân tích, dự báo, phân tích độ nhạy cảm cung cầu trên thị trường về mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin ngân hàng quốc tế đầy đủ và tiện nghi, liên thông trực tiếp với hệ thống ngân hàng trên thế giới, bảo vệ an toàn kinh doanh ngân hàng quốc tế: xử lý giao dịch hối đối, phịng vệ tỷ giá, chuyển tiền quốc tế, quản trị ngân quỹ tiến tệ…

3.3.2.5. Nâng cao nguồn nhân lực

Vấn đề nhân lực luôn là vấn đề then chốt trong việc giới thiệu sản phẩm ngân hàng trên thị trường và tác động mạnh đến hình ảnh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng thường xuyên. Vì

mặt bằng nhân viên ngân hàng ở BIDV trên địa bàn tỉnh chưa đạt được mức mặt bằng như nhân viên ngân hàng BIDV tại các thành phố lớn.

Bộ phận nhân viên kinh doanh quốc tế phải giàu kinh nghiệm và đa năng, vì nếu khơng xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất đầy đủ tiện ích, ngân hàng chỉ đóng vai trị là trung gian chuyển tiếp cho một ngân hàng khác có qui mơ lớn hơn để xử lý. Điều này khiến cho các khách hàng tốn kém thời gian hơn trong khâu giao dịch thanh tốn và cịn có thể làm thơng tin sai lệch.

Các chuyên viên chuyên về tài trợ xuất khẩu phải có năng lực thật sự, hiểu biết cặn kẽ về qui trình thực hiện, nắm vững luật lệ, tập quán thương mại trong và ngồi nước, mơi trường kinh doanh, đặc điểm khách hàng hiện có, tiềm năng khách hàng…để từ đó có thể ra quyết định đúng đắn về thương vụ mà ngân hàng BIDV cần tài trợ.

3.3.2.6.Tăng cường hợp tác quốc tế

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cần tăng cường hợp tác lẫn nhau và hợp tác với các ngân hàng thương mại khác để nhanh chóng tiếp thu các cơng nghệ ngân hàng mới, có những cơ sở dữ liệu phục vụ cho cơng tác phân tích thẩm định, dự báo và khắc phục những hạn chế khi thực hiện các giao dịch.

BIDV tăng cường hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm, xây dựng và phát triển tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất, đồng thời tiếp thu những công nghệ mới phục vụ cho việc phân tích dự báo. Đồng thời có được một hệ thống thơng tin dữ liệu về khách hàng nước ngồi để tránh những rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp phát sinh do phía đối tác nước ngồi mất khả năng thanh tốn hoặc đây là một đơn vị không đáng tin cậy.

BIDV cần phải xây dựng được mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng khắp, vững chắc và ngày càng được củng cố. Các ngân hàng đại lý rộng khắp không những chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng của ngân hàng mà còn là tai mắt và đặc biệt là nguồn cung cấp thông tin tư vấn đáng tin cậy về khách hàng nước ngồi trong các giao dịch tài trợ có liên quan.

3.3.2.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng

Hiện nay tại BIDV và tại các ngân hàng thương mại chưa có một cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đúng nghĩa. Chưa có áp dụng cách chấm điểm nội bộ cho từng doanh nghiệp trong địa bàn điều này sẽ khó cho các doanh nghiệp muốn vay ngân hàng dưới hình thức tín chấp. Khi các ngân hàng muốn thẩm định điều tra khách hàng thì phải tự tiến hành và thường thơng qua các quan hệ giao dịch là chính. Các số liệu thống kê thường khơng đầy đủ và chính xác, các thơng tin liên quan đến địa bàn của các doanh nghiệp rất ít, và những thơng tin này thường khó được kiểm chứng. Đây chính là một trong những hạn chế khi các doanh nghiệp muốn tiếp cận ngân hàng và ngược lại.

3.3.2.8. Xây dựng sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Doanh nghiệp rất cần nhận được sự động viên, chia sẻ, hỗ trợ từ phía các ngân hàng. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc u cầu ngân hàng tài trợ khơng phải vì năng lực kinh doanh tồi hay sản phẩm không đạt chất lượng mà do doanh nghiệp mới được thành lập trên thị trường, tài sản đảm bảo nợ vay không đủ nhiều để đảm bảo cho khoản tài trợ. Khi xem xét tài trợ cho một doanh nghiệp, ngân hàng BIDV nên quan tâm đến tiềm năng vững chắc và triển vọng tăng trưởng của nhà xuất khẩu cùng với mặt hàng xuất khẩu đồng thời ngân hàng cũng nên sẵn lòng chia sẻ rủi ro và tận lực hỗ trợ để thương vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu đi đến thành cơng. Điều này địi hỏi ngân hàng BIDV và doanh nghiệp phải có sự cộng tác minh bạch, đầy đủ từ hai phía.

Kết luận chương 3

Tài trợ xuất khẩu thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và trong tương lai chắc chắn loại hình này sẽ được áp dụng sử dụng nhiều. Nhằm tạo điều kiện cho tài trợ xuất khẩu thật sự là một hoạt động đóng góp hơn nữa vào nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia, rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Những giải pháp vĩ mô về hồn thiện các chính sách, xây dựng một quỹ tín dụng xuất khẩu, xây dựng quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Những giải pháp vi mô đứng trên góc độ của doanh nghiệp và của các ngân hàng thương mại.

Việc áp dụng đồng bộ các chính sách này hy vọng hoạt động tài trợ xuất khẩu sẽ phát triển mạnh và các doanh nghiệp không phải tự mình bơi ra biển lớn mà đã có sự hỗ trợ rất thiết thực từ phía Chính phủ và các ngân hàng thương mại nói cung và ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu nói riêng.

KẾT LUẬN

Tài trợ xuất khẩu là lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất trong tồn bộ các hoạt động tín dụng quốc tế của ngân hàng cả về vai trò lẫn qui mơ. Tài trợ xuất khẩu là một hình thức tài trợ rất thiết thực và cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hầu hết các ngân hàng thương mại của Việt Nam đều có nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên việc tiếp cận và sử dụng tài trợ xuất khẩu chưa thật sự đem lại hiệu quả một cách thiết thực nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Việc tiếp cận tài trợ xuất khẩu còn gặp một số khó khăn cả về phía doanh nghiệp và phía ngân hàng. Hạn chế về mơi trường pháp lý, nhận thức về rủi ro và tâm lý e ngại khi sử dụng tài trợ xuất khẩu bên cạnh đó cịn có các khó khăn xuất phát từ phía ngân hàng khi cung cấp nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu ra thị trường. Ngoài sự nỗ lực của ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ, kịp thời đúng đắn từ phía NHNN cũng như các bộ ngành của Chính phủ, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, tầm nhìn dài hạn nhằm xây dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, cơng bằng. Có các hành động cụ thể và kịp thời trước những diễn biến của thị trường trong nước và thế giới.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. điều đó đặt ra nhu cầu phát triển tài trợ thương mại để bảo vệ các nhà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi tham gia cạnh tranh trên một thị trường liên tục biến động về lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, các chính sách bảo hộ mậu dịch. Do đó tác giả hy vọng rằng với những chính sách và đường lối đúng đắn tài trợ xuất khẩu sẽ được sử dụng phổ biến và mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hồ Diệu, sách Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê Hà Nội năm 2001.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, sách Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê năm 2007.

3. Trần Trọng Triết (2008), Nới lỏng chính sách tiền tệ thị trường khởi sắc, tạp chí cơng nghệ ngân hàng số 32 tháng 11/2008.

4. TS. Nguyễn Văn Lương, PGS. TS Nguyễn Thị Nhung, Sự khởi sắc trở lại của thị

trường tài chính ngân hàng Việt Nam, tạp chí cơng nghệ ngân hàng số 32 tháng 11/2008.

5. Kinh tế xã hội Việt Nam qua các con số thống kê chủ yếu, thời báo kinh tế Việt

Nam số Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và Thế giới.

6. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu, kế hoạch kinh doanh năm 2009 – 2010.

7. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu, tài liệu hướng dẫn sử dụng IPCAS nghiệp vụ tài trợ thương mại và chuyển tiền nước ngoài.

8. Tổng hợp thông tin từ các trang web www.vneconomy.com.vn., www.vietnamnet.com.vn, www.fistenet.gov.vn, www.cafef.vn, www.sago.com.

KHẢO SÁT THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Để thu thập những thông tin về nhận thức và sử dụng tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát .

Dữ liệu từ cuộc khảo sát được nhập và xử lý phân tích bằng SPSS và kết quả như sau:

Khảo sát đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ xuất khẩu thủy sản vào thị trường hoa kỳ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)