5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
1.4. Các hình thức tài trợ xuất khẩu
1.4.6. Bảo lãnh ngân hàng
Khái niệm :
Một giao dịch bảo lãnh ngân hàng thông thường cũng như trong lĩnh vực thương mại quốc tế bao gồm 3 chủ thể : ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng bảo lãnh bảo đảm với người thụ hưởng rằng người được bảo lãnh sẽ hoàn thành những nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các nghĩa vụ khơng hồn thành, tổ chức bảo lãnh cam kết thanh toán đền bù cho người thụ hưởng. Mức đền bù dựa theo thỏa thuận bảo lãnh ngân hàng đã cấp, có thể từ 1% đến 100% giá trị hợp đồng.
Vai trò, bản chất và công dụng của bảo lãnh ngân hàng :
Đến nay, bảo lãnh ngân hàng được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế với số lượng ngày một gia tăng. Hầu hết các giao dịch kinh tế qui mơ lớn đều có sự hỗ trợ của ít nhất một loại bảo lãnh nào đó.
Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng vào mục đích ngăn chặn và hạn chế tổn thất rủi ro do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà chủ yếu là nghĩa vụ nhà xuất khẩu trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ.Bảo lãnh vừa là cơng cụ đảm bảo vừa là công cụ tài trợ.
Các dạng bảo lãnh ngân hàng thơng dụng :
• Bảo lãnh vay vốn: là một bảo lãnh của ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc khơng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
• Bảo lãnh thanh toán: là một cam kết của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thay toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
• Bảo lãnh dự thầu: mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm cho bên mua thấy đơn dự thầu là một đề nghị nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng nếu trúng thầu.
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: mục đích của bảo lãnh là bảo đảm việc bên bán thực hiện phù hợp với các qui định của hợp đồng.
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng cơng trình: là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
• Bảo lãnh hồn thanh tốn – Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là một bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
• Bảo lãnh đối ứng : là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho một tổ chức tín dụng khác về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
• Xác nhận bảo lãnh : là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
• Các loại bảo lãnh khác : ngân hàng có quyền bảo lãnh tất cả các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm và việc bảo lãnh đó cũng phù hợp với thơng lệ quốc tế.