5. Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
2.2. Thực trạng về xuất khẩu thủysản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ
từ năm 2000 đến nay.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2/1994 Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao lại vào tháng 12/1995. Kể từ đó đến nay các chuyến viếng thăm của quan chức cấp cao hai nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Song song với việc phát triển quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phát triển. Việc thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh dấu cột mốc khá quan trọng trong q trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Nhờ đó kim ngạch thương mại hai chiều hàng hóa đã tăng từ 220 triệu USD từ năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi BTA có hiệu lực. Năm 2003 kim ngạch hàng hóa hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ.
Trước năm 1997 do chính sách cấm vận, mặt hàng thủy sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên thủy sản Việt Nam vẫn xuất qua Hoa Kỳ thông qua các nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Singapore và Hồng Kông. Tháng 7/1994 lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam do công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng bang Floria, mở đầu cho quan hệ thương mại thủy sản giữa hai nước. Năm 1998 hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác nghề các hai nước và kể từ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng đáng kể.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đóng một vai trị rất quan trọng đối với việc phát triển ngành thủy sản Việt Nam, tạo nên sự chủ động và tránh bị lệ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Vì vậy , ngành thủy sản chủ trương mở rộng
việc xuất khẩu sang các nước như: EU, Trung Quốc, Nga, …và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.
Hiện nay, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau EU và Nhật Bản. Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ liên tục tăng trong thập kỷ qua, từ 5 tỷ USD năm 1990 lên 11.3 tỷ USD năm 2004 trong khi đó hàng xuất khẩu thủy sản của Hoa kỳ hầu như không tăng cùng kỳ.
Bảng 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2001- 2008
ĐVT: triệu USD Ch tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 KNXK Thủy sản 1.760 2.021 2.200 2.397 2.740 3.360 3.760 4.500 Tăng trưởng (%) 14.8 8.8 8.9 14.3 22.6 11.9 19.6
Nguồn:Tổng cục hải quan Việt Nam
Từ năm 2001, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản chiếm vị trí quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam và sẽ là thị trường có rất nhiều triển vọng vì sức mua rất lớn, giá cả tương đối ổn định và đều có xu hướng tăng. Thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng nhanh từ 6% (năm 1998) lên 27,81% (năm 2001) và trên 30% (năm 2002). Mặt hàng thủy sản Việt Nam đặc biệt được ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn (16-20 con/pound trở lên).
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
ĐVT: Triệu USD Năm KNXK thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ Tổng kim ngạch xuất khẩu KNXK thủy sản sang Hoa Kỳ so với tổng KNXK (%) 1997 42,55 273,30 15.56 1998 81,55 468,63 17.40 1999 125,59 504,04 24.92 2000 304,36 732,44 41.55 2001 482,42 1.065,34 45.28 2002 673,75 2.421,13 27.82 2003 723,56 2.756,2 26.25 2004 863 2.830 30.49 2005 664 2.400 27.66 2006 665 3.360 19.79 2007 729 3.760 19.39 2008 742.5 4.500 16.50 Nguồn: Bộ Thủy sản
Qua số liệu trên ta thấy xuất khẩu của nước ta vào thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm gần đây. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 81,55 triệu USD tăng gấp đôi năm 1997 42,55 triệu USD (39 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD (125,59 triệu USD) tăng 54% so với năm 1998.
Năm 2000 cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam có cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu Việt Nam
sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên trên 300 triệu USD tăng 142% so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tơm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng xuất khẩu thủy sản, Việt Nam vươn lên thành nước thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, đứng hàng thứ bảy về số lượng. Cá tra, cá basa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thủy sản các lọai trị giá 482,42 triệu USD.
Năm 2002 khối lượng các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng lên 98.664 tấn đạt 673,75 triệu USD chiếm 32.4% tổng giá trị hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản kể cả chế biến đạt 777.66 triệu USD tiếp tục đứng hàng thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35.3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác tổng số lượng đạt 91.380 tấn trị giá 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25.1% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó tơm đơng lạnh đạt 37.060 tấn trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn trị giá 119 triệu USD.
Năm 2005 do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá basa philê đông lạnh và tôm xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đạt 729 triệu USD. Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Hoa kỳ đã tụt xuống hàng thứ ba về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ giảm từ 19.39% xuống còn 16.5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Tuy nhiên theo dự báo sự suy thoái của nền kinh tế và sự tăng giá của các mặt hàng
thủy sản sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ thuỷ sản của nước này trong năm 2009.
2.2.2. Đánh giá về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.487,4 triệu USD, thì đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 2.021 triệu USD bằng 100,70% kế hoạch năm và tăng 13,31% so với thực hiện năm 2001, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này đã tăng lên. Các doanh nghiệp Việt Nam xác định Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu và cũng là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn do đó các doanh nghiệp thương mại Việt Nam tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường đầy tiềm năng này.
Nhờ giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh, vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Việt Nam còn đứng thứ 25, 26 tới cuối thế kỷ 20 đã vươn lên hàng thứ 12 trên thế giới về khai thác thủy sản, đứng thứ ba về sản lượng thủy sản nuôi trồng, đứng thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản, và đã ra nhập danh sách các nước xuất khẩu thủy sản chính của thế giới. Trong khối ASEAN, Việt Nam đã ngang hàng với Indonesia và chỉ còn đứng sau Thái Lan về giá trị xuất khẩu thủy sản.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu thông qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore, ngày nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại thị trường 60 nước trên thế giới. Trong đó các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, EU. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đều tích cực tham gia chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Thương mại, cùng với Cục xúc tiến thương mại tham gia hội chợ triển lãm ở các bang của Hoa Kỳ. Kết hợp với Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ, để đấu tranh giảm thuế đối với mặt hàng cá tra, cá basa philê của Việt Nam trước sức ép của lệnh trừng phạt chống bán phá giá. Mở rộng số lượng doanh nghiệp được hoặc loại trừ kiểm tra một lần về hàm lượng kháng sinh trong thủy sản trước khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
2.3. Tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu:
2.3.1. Tình hình thực hiện tài trợ xuất khẩu:
Vào những tháng đầu năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tuột dốc trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Để ổn định nền kinh tế và kiềm chế tốc độ gia tăng của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Cụ thể từ tháng 2/2008 NHNN qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới đối với các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ 11% (trước đây là 10%) cho các lọai tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tỷ lệ 5% (tăng 1% so với tỷ lệ cũ) được áp dụng đối với tiền gửi dưới 24 tháng.
Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, NHNN rút một lượng lớn tiền ra khỏi lưu thông nên nhu cầu vốn hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam không được đáp ứng đủ. Để có thể huy động được vốn, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền. Một cuộc chạy đua về lãi suất thực sự bắt đầu với tính chất cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Lãi suất huy động của các ngân hàng khơng ngừng thay đổi, thậm chí thay đổi từng giờ để đối phó với tình trạng khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra. Lãi suất huy động bình qn q 1/2008 của hệ thống NHTM Việt Nam là 13% nhưng sang quí 2/2008 là từ 15% - 18%/năm. Đặc biệt khi NHNN nâng mức lãi suất lên 21%/năm, các ngân hàng thương mại đã nâng mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dao động từ 18 – 19%/năm
Bên cạnh đó, lạm phát cao buộc NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế rất lớn trong khi đó các ngân hàng chỉ có thể cho vay một số khách hàng đã ký hợp đồng trước đó hoặc cho vay đối với những dự án thật sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép. Như vậy hệ thống NHTM chưa đảm bảo nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.
NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến họat động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Lãi suất cho vay cao làm các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn do chi phí lãi vay quá lớn. Bên cạnh đó giá cả vật tư hàng hóa và các chi phí đầu vào bị đẩy lên làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả
nợ tiền vay của các doanh nghiệp đối với ngân hàng tạo nên sự gia tăng của các khoản nợ xấu.
Theo báo cáo của NHNN: bảy tháng đầu năm 2008 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 18.36% và dự kiến con số này trong những tháng còn lại của năm chỉ đạt 12%. Do tác động của lạm phát đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2008 nhiều nhất là 30%, giảm rất mạnh so với mức tăng trưởng tín dụng 54% của năm 2007. Khi các ngân hàng xiết chặt khoản cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, họat động kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Từ sau khi chính phủ Việt Nam có chủ trương thắt chặt tín dụng những doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn. Trong hơn nửa thời gian đầu năm 2008, lãi suất vay VND của các ngân hàng thương mại phổ biến từ 18% - 21%/năm, đây là một áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong khi tỷ suất lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong ngành chỉ đạt khoảng 13% -15%/năm. Khó khăn thứ nhất là vốn để thu mua chế biến bị giảm xuống đột ngột. Khó khăn thứ hai là lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao trong khi hiệu quả kinh doanh khơng cịn như trước. Trong khi nội tại đang gặp khó khăn thì ngành xuất khẩu Việt Nam lại bị thêm tác động từ bên ngoài những nước nhập khẩu, không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà các nước như Nhật Bản, EU..và các nước nhập khẩu khác cũng đang gặp khó khăn về vốn do họ cũng đang bị xiết chặt tín dụng cùng với những biến động không lường.
Hàng thủy sản Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu trong khi khó khăn bên trong chưa được giải quyết thì lại gặp thêm khó khăn bên ngồi, khi những khó khăn bên trong và bên ngồi gặp nhau thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Theo nguồn tin điều tra của VnEconomy thì tính đến cuối tháng 9/2008 có 210 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng với tổng dư nợ là hơn 1.800 tỷ đồng trong đó số doanh nghiệp nợ nhóm 5 (quá hạn trên 360 ngày, có khả năng mất vốn) là khoảng 32,3 tỷ đồng chiếm 2%, nợ nhóm 4 (quá hạn từ 181 đến 360 ngày) là gần 61 tỷ đồng chiếm 3%.
Khó khăn đối với ngành thủy sản đã bắt đầu tư đầu năm 2008 nhưng những tháng cuối năm khó khăn lại chồng lên khó khăn. Các đối tác Hoa Kỳ, Trung Đông, Úc chỉ nhận những đơn hàng loại tơm nhỏ và địi giảm giá tơm xuống 30%.
Lý do vì nhu cầu mua sắm tại những thị trường này thay đổi nên người tiêu dùng chuyển sang dùng tơm loại nhỏ để tiết kiệm chi phí.
Cả 30 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Tỉnh Bạc Liêu cũng trong tình trạng khó khăn. Có những doanh nghiệp phải cắt giảm tới 50% công suất khi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đang thể hiện.
Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có vốn để vượt qua tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay tại BIDV chi nhánh Bạc Liêu đang áp dụng hai hình thức tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đó là: vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở và chiết khấu bộ chứng từ.
Đối với hình thức tài trợ cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: Căn cứ vào L/C (thư tín dụng) phía đối tác đã mở đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng phục vụ cho việc thu mua nguyên vật liệu để chế biến xuất khẩu. Giá trị của L/C đã mở sẽ là cơ sở để ngân hàng xác định hạn mức tín dụng.
Đối với hình thức tài trợ chiết khấu bộ chứng từ: