.2> Quản trị rủi ro chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 25 - 34)

1 .4> Quản trị rủi ro tài chính

1.4.3 .2> Quản trị rủi ro chiến lược

Nếu một công ty tiến hành quản trị rủi ro tài chính, độ biến động bất thường của giá trị công ty hoặc các dịng tiền thực của cơng ty sẽ giảm đi. Vì giá trị của cơng ty nhạy cảm với biến động trong lãi suất, tỷ giá hoặc giá hàng hóa, nên chúng ta có thể đưa ra một kết luận ban đầu là giá trị của công ty sẽ tăng lên khi công ty quản trị độ nhạy cảm. Tuy

nhiên, cho dù điều này có hấp dẫn bao nhiêu đi chăng nữa, kết luận này không phải lúc

nào cũng luôn luôn đúng. Những phức tạp mà cơng ty đang phải đối phó mới chỉ là điều kiện cần để tiến hành quản trị rủi ro, điều kiện đủ là chiến lược quản trị rủi ro phải làm

gia tăng hiện giá của dòng tiền thuần kỳ vọng.

Nếu giá trị thị trường của công ty tăng lên, đó phải là kết quả của việc dịng tiền thuần kỳ vọng tăng lên hoặc lãi suất chiết khấu giảm đi.

Mối quan hệ giữa dòng tiền thực của cơng ty và các chính sách tài chính được thiết lập bởi Franco Modigliani và Merton Miller trong năm 1958, thường được gọi là định đề M&M ngụ ý rằng trong một thế giới khơng có thuế, khơng có chi phí giao dịch, và với

chính sách đầu tư định trước, các nhà đầu tư có thể xây dựng phương thức quản trị rủi ro

“tự tạo” của riêng mình bằng cách nắm giữ một danh mục đã được đa dạng hóa. Tuy nhiên thơng điệp của định đề M&M dành cho những người tác nghiệp chỉ trở nên hiện

hữu trong thực tế khi luận điểm này được diễn đạt ngược lại.

Lý thuyết 1- Quản trị rủi ro có thể làm tăng giá trị công ty thông qua tác động làm giảm thuế

Mặc dù tác động của phòng ngừa rủi ro lên thuế của cơng ty là do mối quan hệ tốn học-

độ lồi của hàm số thuế hiệu lực - nhưng logic cơ sở của điều này thì khá đơn giản, có lẽ

dễ thấy nhất là trong trường hợp của các khoản mục ưu đãi về thuế. Nếu công ty khơng phịng ngừa rủi ro, sẽ có một số năm thu nhập của công ty quá thấp để sử dụng (hoặc sử dụng hoàn toàn) các khoản mục ưu đãi về thuế, và như vậy công ty sẽ đánh mất những lợi

ích đó. Bằng cách giảm độ biến động của thu nhập trước thuế của cơng ty, phịng ngừa

rủi ro làm giảm xác suất mà công ty không thể tận dụng được các khoản mục ưu đãi về thuế. Tương tự như vậy, phòng ngừa rủi ro làm giảm xác suất mà các công ty phải chịu các mức thuế suất cao hơn do quy định của thuế lũy tiến hay khoản mục ATM.

Lý thuyết 2- Quản trị rủi ro có thể làm tăng giá trị thơng qua tác động làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính.

Quản trị rủi ro sẽ làm giảm xác suất mà công ty phải đối mặt với khả năng kiệt quệ tài

chính và làm tăng các chi phí kèm theo như là chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp chẳng

hạn.

Quản trị tài chính có thể làm giảm các chi phí này tới mức nào còn phụ thuộc vào hai nhân tố: xác suất của việc phải đối mặt với kiệt quệ tài chính nếu cơng ty khơng phịng ngừa rủi ro và chi phí kiệt quệ tài chính xảy ra.

Xác suất kiệt quệ tài chính hoặc chi phí do nó gây ra càng lớn, công ty càng nhận được nhiều lợi ích từ việc quản trị rủi ro thơng qua việc làm giảm các chi phí có thể phải gánh chịu.

Việc khơng có khả năng chi trả xảy ra khi thu nhập của công ty không đủ để bù đắp các khoản phải trả cố định. Vì vậy, xác suất rơi vào kiệt quệ tài chính và tiếp theo là tình trạng mất khả năng chi trả được xác định dựa trên hai nhân tố: hệ số thanh toán các khoản chi phí tài chính cố định (vì xác suất của việc mất khả năng chi trả tăng lên khi hệ số thanh tốn chi phí tài chính cố định giảm) và độ biến động của thu nhập (vì xác suất mất khả năng chi trả tăng khi thu nhập của cơng ty càng biến động).

Chi phí kiệt quệ tài chính có hai thành phần chính: Thành phần thứ nhất là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc mất khả năng chi trả, phá sản, tái cấu trúc hoặc thanh lý tài sản. Thành phần thứ hai là các chi phí gián tiếp do những thay đổi trong động cơ của các trái chủ trong công ty gây ra.

Nhưng ngay cả khi khơng xin phá sản, tình trạng kiệt quệ tài chính cũng có thể áp đặt chi

phí kiệt quệ tài chính gián tiếp lên cơng ty một cách đáng kể. Các chi phí gián tiếp này bao gồm chi phí cao hơn để cơng ty ký kết hợp đồng với khách hàng, nhân viên và nhà cung ứng.

Tác động của kiệt quệ tài chính đối với chi phí ký kết hợp đồng với khách hàng có thể là

dễ nhìn thấy nhất. Các cơng ty cung cấp các hợp đồng về dịch vụ hoặc bảo trì thường ký hợp đồng dài hạn hơn với khách hàng. Nếu khả năng tồn tại của công ty giảm đi, các

khách hàng thường giảm bớt giá trị các hợp đồng dịch vụ bảo trì và gần như họ sẽ từ bỏ

cơng ty và tìm đến các đối thủ cạnh tranh.

Nếu có thể thuyết phục các khách hàng tiềm năng rằng khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính

đã được giảm bớt, cơng ty có thể làm tăng giá trị các hợp đồng dịch vụ và bảo trì ký kết

với khách hàng. Và việc tăng giá trị này sẽ được phản ánh vào dịng tiền của cơng ty và trong mức giá cả mà khách hàng có thể sẵn sàng trả cho sản phẩm. Những lợi ích tiềm tàng này của quản trị rủi ro dường như là lớn hơn đối với các công ty sản xuất “các sản phẩm dựa trên lịng tin” và các cơng ty mà khả năng tồn tại trong tương lai là có vấn đề. Các khách hàng nhận thức rằng các công ty đang lâm vào kiệt quệ tài chính thì thường có

xu hướng gian lận về chất lượng hơn các cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh. Vì

vậy, lợi ích từ việc phịng ngừa rủi ro sẽ lớn hơn đối với các công ty có xác suất đối mặt với khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn.

Lý thuyết 3- Quản trị rủi ro có thể làm tăng giá trị thơng qua việc tạo điều kiện cho các dự án đầu tư tự chọn

Mâu thuẫn giữa trái chủ và cổ đông cũng có thể được giảm bớt nhờ hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro làm giảm xác suất mất khả năng chi trả, vì vậy, các trái chủ tiềm năng sẽ sẵn sàng chi nhiều hơn để mua trái phiếu. Chính vì vậy, quản trị rủi ro đã làm tăng thêm khả năng sử dụng nợ của công ty.

Quản trị rủi ro có thể làm giảm lãi vay mà cơng ty phải trả cho khoản nợ của mình.

Ngồi việc làm tăng chi phí tài trợ cho các dự án đã thực hiện, biến động trong lợi nhuận của cơng ty cịn có thể làm cho cơng ty bỏ qua các dự án có NPV dương. Hiện tượng đầu

tư lệch lạc như thế diễn ra khi cơng ty có địn bẩy nợ cao và giá trị tài sản cơng ty biến động nhiều: cổ đơng có thể lựa chọn khơng thực hiện dự án có NPV dương vì giá trị tăng

thêm tích lũy cho trái chủ.

Một trường hợp mà quản trị rủi ro có thể giúp tránh đựợc vấn đề đầu tư lệch lạc này diễn ra trên thị trường nợ dài hạn. Như đã đề cập, nếu một công ty phát hành nợ dài hạn, cổ đơng của cơng ty thường có động cơ bỏ qua các dự án có NPV dương hoặc chuyển từ dự

án có rủi ro thấp sang dự án có rủi ro cao. Nhận biết được động cơ này, các trái chủ sẽ yêu cầu phần bù rủi ro lớn hơn trên thị trường nợ dài hạn. Tuy nhiên, “phần bù cho hành

động cơ hội” này sẽ giảm bớt đối với các cơng ty có xếp hạng tín nhiệm trái phiếu cao hơn. Các cơng ty có xếp hạng thấp hơn có thể tránh được phần bù rủi ro này bằng cách

phát hành nợ ngắn hạn. Nhưng nợ ngắn hạn có thể khiến cơng ty nhạy cảm hơn với rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, nếu phát hành nợ ngắn hạn và sau đó hốn đổi nợ thành nợ có lãi suất cố định, cơng ty có lãi suất thấp hơn có thể kiểm soát được vấn đề mâu thuẫn giữa cổ

đông và trái chủ (vấn đề người đại diện) và đồng thời tránh được rủi ro lãi suất.

Nhưng ngay cả khi không sử dụng địn bẩy nợ q mức, thì những bất ổn trong lợi nhuận

vẫn có thể dẫn đến một dạng đầu tư lệch lạc. Vì có mối quan hệ đã tồn tại trong một thời gian dài giữa hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và giá trị của các công ty dược phẩm, nên có một nguyên nhân rất rõ vì sao Merck muốn quản trị rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, hình thái của vấn đề đầu tư lệch lạc chính là dạng mà nhiều công ty thường gặp phải. Và nếu quản trị rủi ro cho phép công ty tiến hành các dự án có NPV dương, mà nếu

như khơng có quản trị rủi ro thì chúng sẽ bị trì hỗn, thì dịng tiền rịng của cơng ty chắc

chắn sẽ tăng lên.

Froot, Scharfstein, và Stein (1993) đã tổng quát hóa vấn đề đầu tư lệch lạc được giới

thiệu bởi Lewent và Kearney (1990). Lưu ý đến việc các công ty đồng thời lựa chọn các mức đầu tư và tài trợ tối ưu (do những ràng buộc về lợi nhuận mong đợi), họ đề xuất rằng quản trị rủi ro tài chính cần có một mục tiêu quan trọng tối cao: đảm bảo rằng cơng ty có

đủ tiền để thực hiện các dự án đầu tư làm gia tăng giá trị. Mơ hình quản trị rủi ro dựa trên

tiền đề cơ bản là chìa khóa để tạo ra giá trị công ty là thực hiện các dự án đầu tư tốt và chìa khóa để thực hiện các dự án đầu tư tốt là tạo ra đủ tiền từ bên trong để tài trợ cho các dự án đó.

Trong thực tiễn các công ty đã hành động đúng như những gì lý thuyết đã chỉ ra. Tuy

nhiên nhiều chứng cứ được đề cập chỉ chứng minh được các công ty đang tiến hành hoạt

động quản trị rủi ro theo hướng nhằm tối đa hóa giá trị của cổ đông và không trực tiếp

chứng minh được mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và việc tăng giá trị cơng ty, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy quản trị rủi ro có thể thật sự tác động đến beta của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Rủi ro tài chính của một cơng ty phi tài chính là rủi ro do những biến động bất lợi trong tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa hay giá chứng khoán tác động đến thu nhập của cơng ty. Nhìn chung, các cơng ty phi tài chính có xu hướng khơng muốn chấp nhận rủi ro loại này

và do đó tiến hành quản trị rủi ro tài chính.

Tuy có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề có nên quản trị rủi ro tài chính hay khơng, sử dụng sản phẩm phái sinh sẽ gây lỗ cho doanh nghiệp, nhưng các lập luận như vậy đã bỏ qua những lợi ích to lớn của việc quản trị rủi ro. Đó là làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính, gia tăng khả năng vay nợ của doanh nghiệp, tiết kiệm thuế, gia tăng việc thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả…

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng quản trị rủi ro tài chính có những tác

động tích cực nhất định đến vấn đề kiệt quệ tài chính, tiết kiệm thuế và khả năng huy động vốn bằng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tuy một số nghiên cứu cũng cho các

kết quả khơng đồng nhất với nhau, nhưng có một điều được khẳng định là các công ty lớn

đều quan tâm đến việc phịng ngừa rủi ro tài chính. Điều này là một gợi ý đáng quan tâm

cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế: ra “biển lớn” thì phải có “tàu lớn”, do đó khơng thể bỏ qua vai trị của quản trị rủi ro tài chính.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM

Bắt đầu từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra và kéo dài sang năm 2009, đã khiến kinh tế thế giới trong đó có cả Việt Nam và đặc biệt là ngành thép phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của các cú sốc giá nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi suất.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung phân tích biến động thị trường thép trong giai

đoạn 2008 và 2009, lý do là mức độ tác động của các nhân tố thị trường đến ngành thép trong giai đoạn này thể hiện mạnh mẽ nhất trong vòng hơn chục năm qua.

2.1> Thị trường thép Việt Nam 2.1.1> Sản xuất và tiêu thụ thép

Xuất hiện những dấu hiệu khó khăn đầu tiên từ nửa cuối năm 2008, nhưng phải đến quý 1/2009, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước mới bắt đầu thấy chao

đảo.

Trong ba tháng đầu năm, tiêu thụ thép giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, có lúc

chỉ còn một nửa. Với thép xây dựng, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nhất, trong tháng 1/2009, tiêu thụ thép xây dựng chỉ bằng 56,24% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tình trạng cịn ảm đạm hơn với thép cán nguội (50,4%), ống thép hàn (44,29%) và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu (41,87%). Đỉnh điểm là vào tháng 4/2009, sự thu hẹp của thị

trường tiêu thụ khiến các doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh giá bán, thậm chí chấp

nhận bán dưới giá thành, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt.

Tháng 4/2009, giá thép cuộn xây dựng dao động trong khoảng 10 nghìn đồng/kg tại Hà Nội. Trong khi đó tại Tp.HCM, giá sản phẩm cùng loại nhiều thời điểm rơi xuống đáy với giá bán thấp nhất có lúc chỉ 9.640 đồng/kg.

Cung lớn hơn cầu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh thép trong nước chịu thêm sức ép từ nhập khẩu thép xây dựng. Theo đánh giá của

Hiệp hội Thép, Việt Nam là một trong những nước bị thép ngoại cạnh tranh khốc liệt nhất.

Do có giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước từ 500-700 nghìn đồng/tấn. Lượng thép

cuộn nhập khẩu năm 2009 từ các nước ASEAN và Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt lên khoảng 500 nghìn tấn, tương đương khoảng 11% sản lượng sản xuất, tiêu thụ của năm 2009 (4,6 triệu tấn), đẩy thị phần tiêu thụ thép cuộn xây dựng trong nước giảm từ 25% xuống dưới 20%.

Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng liên thông, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp

của việc tăng giảm giá những nguyên liệu cơ bản sản xuất thép như quặng sắt, than mỡ, phôi thép, thép phế và một số vật tư phụ kiện khác.

Ở trong nước, thị trường thép còn chịu tác động lớn từ biến động giá cả nguyên liệu đầu

vào quan trọng như điện, than, xăng dầu. Thêm vào đó, việc tăng lương cho cán bộ công nhân viên cũng làm tăng chi phí đầu vào…

Bước sang quý 2/2009 và tiếp đến cuối năm, thị trường có chiều hướng tốt hơn. Dù khơng có đột biến, nhưng từ sau quý 1/2009, lượng thép tiêu thụ bắt đầu tăng lên, kéo

theo giá bán cũng tăng tương ứng.

Trong 9 tháng cuối năm, lượng thép xây dựng tiêu thụ ln đạt khoảng 300 nghìn tấn đến trên 450 nghìn tấn mỗi tháng. Trong khi đó, giá thép loại này cũng liên tục duy trì mặt bằng giá cao hơn, nhiều lúc, giá bán thấp nhất cũng trên 11.500 đồng/kg.

Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất, chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp

ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất, triển khai các cơng trình đầu

tư trong ngành thép, tạo điều kiện phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 25 - 34)