.2> Về phía ngành tài chính, ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 92 - 94)

3 .2> Một số giải pháp bổ trợ

3.2 .2> Về phía ngành tài chính, ngân hàng

- Bộ Tài Chính cần điều chỉnh thuế linh hoạt theo hướng nâng mức thuế nhập khẩu với những sản phẩm Việt Nam đã sản xuất đủ, hoặc đang khuyến khích sản xuất miễn là phù hợp với các quy định của WTO và AFTA mà Việt Nam đã cam kết. Trước mắt, để đối phó với việc các nước bán tháo sản phẩm thép dư thừa do khủng hoảng, cần nâng thuế nhập khẩu hợp lý để bảo vệ sản xuất trong nước như một số nước Đông Nam Á đang áp dụng

- Ngân hàng cho phép các doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn về vốn, có thể dãn nợ mà không bị ngân hàng áp dụng các hình thức phạt hoặc hạ bậc khi cho doanh nghiệp vay tiền để các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch của Chính Phủ cịn dở dang. Hạn chế cấp tín dụng cho các cơng ty nhập các sản phẩm thép mà Việt Nam còn tồn kho lớn, năng lực sản xuất đã dư thừa hoặc các dự án ngoài quy hoạch.

- Đối với các dự án đầu tư theo quy hoạch của Chính Phủ, ngân hàng có thể xem xét việc hạ lãi suất cho vay (lãi suất cho vay hiện nay vẫn khá cao ở mức 13% - 15% ) để ngành

thép có thể triển khai tiếp các cơng trình đầu tư mở rộng sản xuất. Cho vay đủ vốn lưu

động cho các doanh nghiệp đã đầu tư hoàn chỉnh để đưa nhanh đi vào sản xuất, phát huy

hiệu quả.

- Ổn định cung cầu ngoại tệ để doanh nghiệp có thể tập trung vào chức năng chính của

mình là sản xuất kinh doanh.

Thời điểm này NHNN siết chặt việc quản lý ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ căng thẳng, vì thế khi ngân hàng “quay lưng”, doanh nghiệp dù chấp nhận mua giá cao cũng khơng có.

Trong khi đó, thép phế hiện là nguồn nguyên liệu chính của các nhà máy thép tại Việt Nam, do đặc thù cần bãi, kho chứa diện tích rộng nên các doanh nghiệp đều không nhập

dự trữ, mà chủ yếu “ăn đong”. Nếu không được tháo gỡ kịp thời, hoạt động của những doanh nghiệp này sẽ bị tác động lớn. Việc không cho vay ngoại tệ nhập khẩu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đầu vào để sản xuất, đầu ra ngành thép có thể thiếu hụt, tạo cơ hội cho thép nhập ngoại tràn vào thị trường.

Câu chuyện của ngành thép chỉ là một trong những ví dụ cho thấy cung cầu ngoại tệ phục vụ thanh toán vẫn là câu chuyện căng thẳng tại các ngân hàng. Điều này thể hiện ở việc tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại đang được duy trì kịch trần cho cả tỷ giá bán ra, mua vào và chuyển khoản. Bị trả thêm phí, lại khó khăn trong việc mua USD, một số doanh nghiệp đã phải xoay xở đủ cách. Cách làm phổ biến nhất là doanh nghiệp có nhu cầu mua USD tìm đến những doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu USD thường

xuyên. Nếu như chi phí trả “điểm chênh” tại ngân hàng khoảng 200 - 300 đồng cho mỗi USD thì chi phí trả cho doanh nghiệp bạn chỉ bằng một nửa. Một kiểu hợp tác phổ biến khác là doanh nghiệp có nguồn thu USD thường đi kèm với chức năng xuất nhập khẩu trong giấy phép kinh doanh nên doanh nghiệp bạn cần nhập mặt hàng nào thì cứ việc giao dịch, liên hệ rồi trả trước VND, doanh nghiệp có USD sẵn sàng đứng ra nhập khẩu hộ với chi phí thấp hơn nhiều so với mua USD qua ngân hàng. Cũng vì khó mua USD nên thời

điểm này, doanh nghiệp dù ý thức được rủi ro tỷ giá có thể tác động lớn đến hoạt động

Diễn biến thị trường đang cần những can thiệp mạnh tay hơn của cơ quan quản lý để cung cầu ngoại tệ ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, giải tỏa tâm lý găm giữ ngoại tệ, tránh những tác động bất lợi tới nền kinh tế - Các ngân hàng phải kiểm sốt quy mơ, cơ cấu, tín dụng ngắn - trung - dài hạn bằng VND và ngoại tệ phù hợp với khả năng kỳ hạn và cơ cấu vốn huy động. để đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, chủ động ngăn ngừa lạm phát theo tinh thần tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 22/5/2009.

Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở mức độ

hợp lý để vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ. Kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, đồng thời áp dụng tỷ giá một cách linh hoạt nhưng vẫn tạo ra sự ổn định tương đối và không gây ra biến động trên thị trường, khơng gây xáo trộn tình hình sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)