Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp diễn biến phức tạp trong suốt cả năm
2008, 2009 và đầu năm 2010 khiến giá thép trong năm thời gian qua biến động rất mạnh.
Sau nhiều năm kinh tế trong nước phát triển thuận lợi, mức độ tăng trưởng GDP duy trì khá ổn định ở mức cao, trong đó ngành cơng nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng tốt
đã tác động tích cực đến sản xuất và tiêu thụ thép trong nước. Tuy nhiên từ cuối năm 2007 và đặc biệt những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế trong nước đã xuất hiện
những dấu hiệu bất ổn, tỷ lệ lạm phát tăng đột biến, giá cả các mặt hàng trọng yếu, trong
đó có mặt hàng thép đã tăng với mức độ chưa từng thấy. Ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Nguyên nhiên liệu của ngành công nghiệp thép Việt Nam vốn phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngồi như: năm 2008 phơi thép nhập khẩu chiếm gần 50%,
thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lò điện nhập gần 70%, than cốc nhập 80%... do chịu tác động của khủng hoảng đã tăng giá liên tục từ giữa năm 2007 tới tháng 5/2008.
Năm 2008, các công ty sản xuất thép của Việt Nam và các cơng ty thương mại trong và ngồi ngành thép đều có chung một nhận định là thị trường thép liên tục sốt nên đã nhập
nguyên liệu thép (phôi thép, thép phế, HRC) với một lượng lớn. Từ tháng 6/2008, do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính của Mỹ kéo theo khủng hoảng tài chính tồn cầu rồi
tiếp theo là suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, giá cả nguyên liệu và sản phẩm tụt dốc với tốc độ nhanh chưa từng thấy; vào tháng 7/2008. Đến cuối năm 2008, Phôi và một số sản phẩm thép tồn kho giá cao đã làm cho công ty chịu lỗ nặng nề. Giải pháp duy nhất mà công ty áp dụng những tháng cuối năm 2008 là:
Bán thép và phôi thép giá hạ, chấp nhận chịu lỗ nặng đề giải phóng tồn kho và có tiền để tiếp tục mua nguyên liệu (thép phế, phôi thép) theo mặt bằng giá mới để duy trì sản xuất, cơng nhân có việc làm, có lương để duy trì đội ngũ, có tiền trả nợ các cơng trình xây dựng dở dang.Giá thép cuộn, thép thanh đang từ mức 20 triệu đồng/tấn đã phải hạ xuống mức 10 triệu đồng/tấn vẫn không tiêu thụ được.
Bước sang năm 2009, nhờ các gói kích cầu của Nhà nước và đặc biệt là các giải pháp về
tài chính, các doanh nghiệp trong hiệp hội thép đã có rất nhiều giải pháp để vượt qua thời kỳ khó khăn và đã bước đầu khôi phục.
Rút kinh nghiệm từ biến động thị trường thép năm 2008, Tổng Công Ty Thép Việt Nam
đã từng bước hoàn thiện hơn nữa công tác theo dõi và tổng hợp thông tin thị trường quốc
tế, tăng cường công tác thông tin dự báo thị trường để ứng phó kịp thời với những biến
động về cung cầu thép, về giá nguyên vật liệu thế giới, để tránh tổn thất, làm cơ sở chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty. Cân đối đảm bảo đủ nguyên liệu,
vật tư phục vụ sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên. Tăng cường thu mua thép phế liệu nội địa và cân đối nguồn nhập khẩu nguyên liệu (than mỡ, thép phế liệu, phôi thép…) chuẩn bị cho sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước để hạ bớt tỷ lệ nhập khẩu phôi thép nước ngồi, tăng tính chủ động, giảm bớt ảnh hưởng do
biến động giá phôi thế giới khi khan hiếm hoặc nhu cầu thép tăng.
Ở Việt Nam dự kiến tình hình kinh tế tiếp tục được phục hồi trong năm 2010, mức tăng trưởng GDP sẽ khoảng 6,5%. Đối với ngành thép Việt Nam năm 2010, ngành thép cũng
sẽ phải đương đầu với một số khó khăn mới như giá nguyên liệu cơ bản như quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu khác cao hơn giá
năm 2009. Trước tình hình khó khăn đó, ngồi những công tác dự báo, cân đối nguồn
nguyên liệu trong và ngồi nước như năm 2009, Tổng cơng ty cịn chủ động tìm kiếm, xây dựng các đối tác chiến lược, lâu dài nhằm ổn định trong việc cung cấp nguyên liệu
đầu vào tránh tình trạng khi giá cả tăng thì các đối tác cũng tìm cách hủy hợp đồng gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.