.3> Về lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 72 - 89)

Đầu năm 2008 phải đối mặt với lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn

khơng nhỏ cho doanh nghiệp: lãi suất vay tăng chóng mặt nhưng doanh nghiệp buộc phải

vay để đảm bảo vốn kinh doanh, chi phí vốn tăng khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng

nề.

Năm 2009, được sự hỗ trợ từ giải pháp kích cầu của Chính Phủ cùng với nỗ lực tự vận động của doanh nghiệp: đẩy mạnh công tác huy động vốn với việc phát hành thành công

trái phiếu của Tổng Công Ty, tham gia góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank, bằng uy tín của mình doanh nghiệp mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài nhằm được hỗ trợ khi có nhu cầu về vay vốn bằng nguồn ngoại tệ, xây dựng

phương án cân đối vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bước sang năm 2010, Tổng Cơng Ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách hơn nữa

khi khơng cịn được hưởng lợi từ chinh sách kích cầu của Chính Phủ, chinh sách thắt chặt tiền tệ đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất vay vốn tăng. Điều này buộc doanh nghiệp cần phải năng động hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược cân đối nguồn vốn, lúc này mối quan hệ mà Tổng Công Ty đã thiết lập được trong thời gian qua với các ngân hàng trong nước và nước ngoài đã thực sự

phát huy tác dụng khi mà doanh nghiệp có thể chủ động hoán đổi các khoản vay với các

ưu đãi về lãi suất.

Tóm lại, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã phải vật lộn với những biến động quá lớn từ nền kinh tế thế giới mà không hề có hoặc có rất ít biện pháp để hạn chế hoặc giảm thiểu những rủi ro từ những thay đổi này. Trong khi ở nhiều nước, người ta sử dụng nhiều công cụ của thị trường để chọn thời điểm giá rẻ mà mua hàng hóa thì chúng ta, từ xăng dầu, sắt thép… đều được mua theo kiểu ngày nào xào ngày đó, giá bao nhiêu cũng phải mua. Doanh nghiệp cũng luôn đối mặt với rủi ro tỉ giá vì chưa quen dùng các cơng cụ phòng ngừa rủi ro. Doanh nghiệp cũng chưa quen đầu tư cho công tác dự báo

để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do các biến động của thị trường. Nhưng qua sóng

gió Tổng Công Ty Thép Việt Nam đã nhận ra rằng” tự cường” là cách tốt nhất để đương

đầu với sóng to, gió lớn. Khơng thể làm ăn quá ngắn hạn , thậm chí là chộp giật như

nhiều doanh nghiệp đã và đang làm. Trong một môi trường kinh doanh mở, đầy cạnh

tranh cần phải có kiến thức, chiến lược, kế hoạch phát triển toàn diện, giỏi vận hành kinh doanh trong cạnh tranh và đồng thời phải có khả năng phán đốn rủi ro trong kinh doanh

để có kế hoạch phịng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

2.4> Các thiệt hại của Tổng Công Ty Thép Việt Nam trong thời gian qua do khơng có biện pháp phịng ngừa rủi ro

Diễn biến tình hình kinh tế trong những năm qua đã gây ra nhiều thiệt hại lớn đối với Tổng Công Ty Thép Việt Nam. Doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ bởi lạm phát và suy thoái kinh tế trong suốt năm 2008 .

- Ngay từ đầu năm, do lạm phát trong nước đã ở mức nguy hiểm, giá cả hàng hóa tăng

liên tục, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm đã ở mức 18,4%, Chính phủ đã có Nghị quyết số 10/2008 NĐ-CP đưa ra 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm sốt chặt chẽ tài chính,

rà sốt lại các cơng trình đầu tư, kiên quyết đình chỉ các cơng trình đầu tư chưa cần thiết hoặc khơng có hiệu quả, đồng thời chỉ thị không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu,

trong đó có sản phẩm thép từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008 không tăng giá, mặc dù ở

đạt mức kỷ lục vào tháng 7/2008. Nhiều công ty đã phải bán dưới giá thành hoặc tìm cách xuất nguyên liệu (phôi thép, HRC) và một số sản phẩm thép ra nước ngồi vì giá

bán trong nước bị kiềm chế thấp hơn giá thế giới. Trước tình hình đó, các cơ quan quản

lý lo ngại thiếu nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước nên đã nâng thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên 10% rồi lên tiếp 20% và ra quy định cấp giấy phép xuất khẩu tự động với sản phẩm thép để để kiểm soát xuất khẩu. Những biện pháp trên đã làm cho Tổng cơng ty liên tiếp lâm vào tình trạng khó khăn:

Suy thối kinh tế trầm trọng, thị trường bất động sản đóng băng khiến doanh nghiệp rất khốn đốn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Lượng tồn kho giá cao đã làm công ty chịu lỗ nặng nề: Hàng tồn kho năm 2008 cao gấp đôi năm 2007, lợi nhuận trong 8 tháng đầu năm 2008 chỉ sau khủng hoảng ở những tháng cuối năm 2008 đã mất gần như sạch hoàn toàn; doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, đến hạn phải thanh tốn khơng có tiền để thanh tốn, trong khi hàng hóa vẫn tiếp tục bị ứ đọng.

- Do cần có tiền để thanh tốn tiền mua thép phế, phơi thép, điện, trả lương cán bộ công

nhân viên,..nhưng hàng không bán được. Trong khi đó, ngân hàng thắt chặt việc cho vay.

Lãi suất vay ngân hàng tăng từ dưới 10%/năm lên 20-21%/năm cũng khơng vay được.

Năm 2008 có thời điểm lãi suất huy động tăng bất hợp lý do các ngân hàng cạnh tranh

Bảng 2.4 Mức lãi suất vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam áp dụng cho Tổng Công Ty Thép Việt Nam năm 2008 và 2009

Thời gian áp dụng Lãi suất vay

29/04/2008 15,6 %/năm 15/05/2008 16,2 %/năm 28/05/2008 18,0 %/năm 27/06/2008 21,0 %/năm 26/07/2008 20,5 %/năm 01/10/2008 19,6 %/năm 15/10/2008 18,5 %/năm 21/10/2008 18,0 %/năm 24/11/2008 14,0 %/năm 05/12/2008 13,0 %/năm 22/12/2008 11,0 %/năm 13/01/2009 10,5 %/năm 02/04/2009 10,0 %/năm 24/04/2009 10,2 %/năm

Từ đầu năm 2010 đến nay Từ 14-14.5%

Nguồn: VNS

tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp trước đây lãi nhiều thì nay lãi ít, lãi ít

thành khơng lãi và khơng lãi thì nay sẽ lỗ, khơng có tiền trả nợ ngân hàng. Cụ thể là trong

năm 2008, lợi nhuận của doanh nghiệp trong những 06 tháng cuối năm là âm hơn 700 tỷ.

Các dự án đầu tư như xây lò cao, lò điện, lò luyện than cốc để mở rộng sản xuất cũng bị đình hỗn hoặc kéo dài thời gian vì thiếu vốn và lãi suất vay ngân hàng tăng đột biến.

- Diễn biến thị trường thời gian qua cung cầu ngoại tệ phục vụ thanh toán vẫn là câu chuyện căng thẳng tại các ngân hàng. Điều này thể hiện ở việc tỷ giá USD/VND tại các

ngân hàng thương mại đang được duy trì kịch trần cho cả tỷ giá bán ra, mua vào và

chuyển khoản. Bị trả thêm phí, lại khó khăn trong việc mua USD, doanh nghiệp đã phải xoay xở đủ cách. Cũng vì khó mua USD nên thời điểm này, doanh nghiệp dù ý thức được rủi ro tỷ giá có thể tác động lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, rất muốn áp dụng những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng nhiều ngân hàng đã từ chối thẳng.

Năm 2008 tỷ giá Đô la Mỹ tăng tới mức > 19.000 VNĐ/USD mà cũng khơng có để mua

thanh tốn trả nợ nước ngồi.

Khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá năm 2008 tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam là hơn 277 tỷ,

đơn cử một ví dụ tiêu biểu:

Ngày 17/04/2008 Tổng Công Ty Thép Việt Nam nhận nợ vay 06 tháng với Ngân Hàng

Cathay United Chi Nhánh Chu Lai để thanh toán L/C nhập khẩu thép phế liệu, tổng giá

trị lô hàng là 15.581.096 USD. Doanh nghiệp đưa lô hàng trên vào sản xuất thép thành phẩm và tính giá thành tiêu thụ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 17/04/2008 là 15.956 VND/USD.

Đến ngày 17/10/2008, doanh nghiệp phải chuyển VNĐ sang ngân hàng Cathay mua USD để thanh toán khoản nợ trên theo tỷ giá mua bán trên hợp đồng là 16.640 VND/ USD, nhưng thực tế doanh nghiệp đã phải trả cho ngân hàng theo tỷ giá trên thị trường chợ đen

là 16.700, lý do là ngân hàng không đủ nguồn USD để bán cho doanh nghiệp.

Như vậy khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong ví dụ này là: 744 VND/USD x 15.581.096 USD = 11.592.335.424 đồng.

Điều này tạo ra khoản thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp khi phải chịu đến 2 lần mức

chênh lệch tỷ giá do không lường hết những biến động của tỷ giá do đó khơng sử dụng các cơng cụ phịng ngừa trong tình hình biến động phức tạp năm 2008.

Bước sang năm 2009, là khoảng thời gian doanh nghiệp đang bị “ngấm địn”. Tuy nhiên,

nhờ gói chinh sách kích cầu cùng với các cố gắng kiềm chế lạm phát khác của chinh phủ, doanh nghiệp đã phần nào khơi phục lại được tình hình sản xuất kinh doanh, thoát được

giai đoạn hiểm nghèo nhất nhưng vẫn phải chịu thiệt hại nặng nề với kết quả kinh doanh

cả năm 2009 là âm hơn 575 tỷ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là hơn 221 tỷ.

Sang năm 2010, khó khăn lại tiếp tục chồng chất khi gói kích cầu đã chấm dứt, chi phí lãi vay tiếp tuc tăng cao, tình hình ngoại tệ lại tiếp tục căng thẳng. Tất cả những khó khăn

này địi hỏi một sự nỗ lực, tự cường rất lớn từ phía doanh nghiệp, chủ động đối phó với

tình hình biến động, hồn thiện bộ máy hoạt động, tiếp cận kiến thức sử dụng các cơng cụ phịng ngừa trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống, chiến lược phòng ngừa mang tính chiến lược, lâu dài.

Tóm lại trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2008, khủng hoảng đã tác động

mạnh đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng căng thẳng, khó khăn. Điều này cũng bắt nguồn phần nào từ tâm lý chủ quan, ngại phòng ngừa của doanh nghiệp và hệ quả là doanh nghiệp đã phải gánh chịu những hậu quả mà đáng lý ra nếu có biện pháp, chiến lược phòng ngừa rủi ro hữu hiệu thì những thiệt hại này đã được giảm thiểu rất nhiều. Đây cũng là bài học để doanh nghiệp làm cơ

sở cho việc hạch định các chinh sách, chiến lược phát triển bền vững trong giai đoạn 2009 về sau, từng bước hình thành cho doanh nghiệp thói quen phịng ngừa rủi ro, dẹp bỏ tâm lý chủ quan trông chờ vào sự can thiệp của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Những rủi ro tài chính do biến động bất thường của giá nguyên liệu đầu vào, tỷ giá, lãi suất, … trong thời gian qua đã khiến Tổng Công Ty Thép Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề: Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn , do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng và nền kinh tế lạm phát khiến hàng loạt các dự án đầu tư bị đình trệ, thị trường địa

ốc đóng băng, sức tiêu thụ thép giảm, lãi suất vay cao cùng nguồn cung tín dụng bị hạn

chế, doanh nghiệp bị hàng loạt các sức ép về lo nguồn vốn, trả nợ vay, sức ép cạnh tranh trong ngành. Kết quả là trong 2 năm 2008 và 2009 tồn Tổng cơng ty thép Việt Nam thiệt hại tổng cộng là hơn 400 tỷ, đời sống cán bộ công nhân viên bị giảm sút.

Tất cả những thiệt hại trên phần nào bắt nguồn từ một thực tế là do chính sách tiền tệ của chính phủ có xu hướng “ổn định hóa” các biến động tỷ giá, lãi suất (đặc biệt là về tỷ giá) nên đã tạo tâm lý chủ quan trong các doanh nghiệp, khiến họ ít quan tâm đến việc phòng ngừa các loại rủi ro.

Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các doanh nghiệp và các nghiệp vụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với các doanh nghiệp bên cạnh việc hợp nhất cả quá trình quản trị các loại rủi ro khác.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH NHẰM HẠN CHẾ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

3.1> Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Thép Việt Nam

3.1.1> Nhóm giải pháp xây dựng chương trình quản trị rủi ro, nâng cao năng lực

quản trị cho doanh nghiệp

Quản trị rủi ro ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được

xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản trị rủi ro. Những biến động khơng thể dự đốn trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa khơng những có thể ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm

chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp nếu như chúng không được doanh nghiệp lường

trước. Tất cả những vấn đề đó đều được thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản trị rủi

ro trong doanh nghiệp.

Cách tiếp cận quản trị rủi ro phù hợp nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là mơ hình quản trị rủi ro tồn cơng ty để vừa tiết kiệm chi phí, vừa chun nghiệp hóa hoạt động quản trị rủi ro, đồng thời dễ xác định cụ thể loại rủi ro nào sẽ phòng ngừa, phòng ngừa bằng cách

nào (trong điều kiện Việt Nam, thật sự có những loại rủi ro tài chính chưa cần phòng

ngừa bằng giao dịch, nhưng phải quan tâm giám sát và có quy trình sẵn sàng thực hiện).

Để thực hiện tốt được mọi thứ thì một tổ chức phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức để

tiến hành quản trị rủi ro.

Tổng công ty thép Việt Nam với quy mơ lớn của doanh nghiệp thì việc thiết lập một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro là rất cần thiết. Bộ phận này phải tách bạch hẳn với bộ phận kế toán- tài chính trong cơng ty, tuy nhiên hai bộ phận này

không được mâu thuẫn với nhau. Hệ thống kế toán cung cấp định kỳ các số liệu cho kiểm tốn nhưng khơng vì thế mà chúng có thể thay thế cho quản trị rủi ro, kiểm toán chỉ xác định rằng liệu các sổ sách tài chính có phù hợp với các chính sách do kế tốn thiết lập hay

khơng. Kiểm tốn là một tiến trình thực hiện theo định kỳ trong khi quản trị rủi ro là một tiến trình liên tục.

Nhiệm vụ của bộ phận này là xây dựng một chương trình quản trị rủi ro được thiết kế

mang tính đồng bộ, có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển của

doanh nghiệp, cụ thể:

- Xây dựng chính sách và chiến lược quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy sự trợ giúp của các chuyên gia.

- Thiết kế, định hướng quản trị rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng.

- Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả việc

đào tạo về quản trị rủi ro.

- Xây dựng chính sách và tổ chức quản trị rủi ro đối với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

- Thiết kế và rà sốt quy trình quản trị rủi ro.

- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 72 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)