Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục.
Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn.
Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi
ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của cơng nhân và các khoản vay (nếu có) khơng được trả đúng hạn ảnh
hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu khơng đúng kế hoạch; việc góp vốn khơng được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dịng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn.
Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có q ít; nợ khó địi tăng lên;
doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra
trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó địi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dịng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
2.2.1.1> Xem xét khả năng cân đối dịng tiền thơng qua các báo cáo tài chính và diễn biến giá nguyên vật liệu năm 2008 và 2009
a> Xem xét rủi ro tài chính trong Bảng cân đối kế toán của Tổng Công Ty Thép Việt Nam tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 và 2009.
Bảng cân đối kế toán cho chúng ta biết một số điều về khả năng thanh khoản và địn bẩy tài chính.
Tính thanh khoản
Bảng cân đối kế tốn của Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam cho thấy một số vấn đề cần quan tâm về tính thanh khoản.
- Năm 2008 tỷ số thanh tốn hiện hành của cơng ty (tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn) là 1,06, điều này có nghĩa là cơng ty có thể chi trả hết những gì mà cơng ty đang nợ. (Một tỷ số ít rủi ro hơn là từ 1,50- 2,0). Năm 2007 tỷ số này là 1,18.
Tỷ số thanh toán hiện hành giảm so với năm 2007 cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Năm 2009 tình hình tài chính của cơng ty đã phần nào được cải thiện với tỷ số thanh toán
hiện hành đã tăng lên 1,22 đó là nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước nhằm kích thích tăng trưởng. Bước sang năm 2010 khi chính phủ đã ngừng gói kích cầu thì Tổng cơng ty thực sự đang đứng trước những khó khăn rất lớn về tài chính với chi phí đầu vào
tăng cao trong khi đầu ra vẫn phải tiếp tục thực hiện cơng tác bình ổn giá của chính phủ,
áp lực cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn khi tình hình mất cân đối cung cầu trong ngành thép đang trở nên đáng lo ngại.
- Tỷ số thanh toán nhanh năm 2008 ( tiền mặt + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu ròng chia cho nợ ngắn hạn), một chỉ tiêu đo lường khả năng thanh tốn các hóa đơn của cơng ty ngay lập tức, chỉ là 0,44 ( Tỷ số đáng mong đợi là từ 0,75- 1,0). Năm 2007 tỷ số này là 0,69. Chỉ số năm 2008 thấp hơn năm 2009, năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh tăng lên ở mức 0,85. Tuy nhiên tỷ số này trong năm 2010 sẽ khơng cịn được khả quan như
năm 2009 khi mà áp lực và khó khăn trong sản xuất kinh doanh đang ngày càng chồng
chất đối với Tổng công ty.
- Giá trị hàng tồn kho năm 2008 cao hơn 1,83 lần so với năm 2007. Năm 2008 tình hình tiêu thụ thép trong nước giảm đột biến chỉ còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình các tháng đầu
năm (từ tháng 8/2008 đến tháng10/2008) nên phôi thép sản xuất trong nước khơng tiêu
Tài chính giảm thuế xuất khẩu phơi thép trở về mức thuế suất là 0% vào tháng 10/2008 thì giá phơi thép thế giới đã hạ quá thấp, khơng cịn thời cơ để xuất khẩu nữa. Lượng tồn kho ở các công ty trong những tháng cuối năm 2008 luôn ở mức 500.000 tấn nên một số nhà máy sản xuất phôi đã phải ngừng sản xuất 2 đến 3 tháng. Vì thế mãi tới tháng 11- 2008 mới bắt đầu sản xuất trở lại. Phôi và một số sản phẩm thép tồn kho giá cao đã làm cho nhiều công ty chịu lỗ nặng nề. Giá thép cuộn, thép thanh đang từ mức 20 triệu
đồng/tấn đã phải hạ xuống mức 10 triệu đồng/tấn vẫn không tiêu thụ được, điều này cho
biết rằng nếu hàng tồn kho của công ty ứ đọng, không đáng giá thì cơng ty sẽ lâm vào
khó khăn tài chính gọi là “ khơng có khả năng chi trả”, công ty không đủ tiền để trả các
khoản nợ khi chúng đến hạn.
Năm 2009 lượng thép tiêu thụ trong nước tăng lượng, hàng tồn kho so với năm 2008 đã
giảm 37% làm tăng các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu. Điều này có được là nhờ vào các chính sách kích cầu của chính phủ đã kích thích tăng trưởng trong nước, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Tuy nhiên vấn đề hàng tồn kho thực sự là thách thức lớn đối với Tổng công ty khi tình hình kinh tế năm 2010 đang trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp, nhu cầu thép xây dựng đang chững lại, tình hình sản xuất có lúc phải đình trệ, công nhân phải ngưng sản xuất để đảm bảo lượng thép tồn kho không vượt quá cao so với nhu cầu thị trường, tránh những chi phí phát sinh liên quan đến vấn đề hàng tồn kho. Và như vậy việc tính tốn kỹ nhu cầu hàng tồn kho là bao nhiêu để tránh mất cân đối thanh toán mà vẫn đảm bảo cho tiêu thụ và ổn định đời sống người lao động là một bài tốn khó khăn cho đội
ngũ những người làm công tác quản lý tại Tổng cơng ty.
Địn bẩy tài chính
- Tỷ số nợ trên tài sản (Tổng nợ / Tổng tài sản) năm 2008 là : 0,65 thấp hơn năm 2007 (0,75)
Xem xét số liệu chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính, so với năm 2007, tăng trưởng tín dụng của Tổng cơng ty năm 2008 là 24%, tổng tài sản năm 2008 cao hơn so với năm 2007 là 40%.
Tuy nhiên tổng tài sản tăng vọt là do sự gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn (tăng 40,5% từ 8.253 tỷ lên 11.597 tỷ). Khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2008 ngoài phần
được tài trợ bằng nguồn vốn thặng dư từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, phần cịn lại được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn trong năm 2008 và điều này là hết sức rủi ro
cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2008 là 1,91 đủ lớn để làm phiền lòng các tổ chức xếp hạng.
Năm 2009 các tỷ số này đều tăng (tỷ số nợ trên tài sản là 0,69, tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu là 2,28). So với năm 2008 các tỷ số nợ có sự biến động tăng là do năm 2009 Tổng Công Ty Thép Việt Nam đã tiến hành phát hành trái phiếu 1.000 tỷ đồng khơng có bảo
đảm để huy động vốn đầu tư cho các dự án, điều này đã khiến áp lực trả lãi vay năm 2009 tăng cao do số tiền huy động từ phát hành trái phiếu chưa được sử dụng cho các dự án theo như phương án phát hành ban đầu. Tổng lãi vay trái phiếu phải trả của trái phiếu phát hành trong năm 2009 là 40.068.493.151 đồng và nếu ảnh hưởng của lạm phát và các
vấn đề kinh tế vĩ mô khác khiến các dự án không được thực hiện đúng lộ trình thì điều này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.
b> Xem xét rủi ro tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty tại ngày 31/12 năm 2008 và 2009
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 cho thấy tính chung 12 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007:
- Tồn Tổng cơng ty đã tiêu thụ 1.069.300 tấn, giảm 6,28%.
- Doanh thu thuần phản ánh mức gia tăng trong doanh thu khoảng 116%, tương đương với mức tăng của giá vốn hàng bán tuy nhiên số liệu này đã che dấu một thực tế là” chất
lượng của thu nhập Tổng công ty đã giảm trong năm 2008” là do biến động lớn về giá cả
nguyên vật liệu đầu vào đã đẩy giá thành thép thành phẩm cũng biến động rất mạnh. - Chi phí bán hàng tăng 103%, chi phí quản lý tăng 118%, trong khi sản lượng tiêu thụ
thép sụt giảm, cho thấy Tổng cơng ty đang gặp khó khăn trong việc phấn đấu tiết kiệm của cán bộ cơng nhân viên trong tình hình khó khăn của nền kinh tế.
Năm 2009 mặc dù lượng tiêu thụ thép cán tăng 12% so với năm 2008 nhưng giá vốn
hàng bán năm 2009 giảm 0,35 % trong khi doanh thu thuần lại giảm đến 38% so với năm
2008, điều này xuất phát từ thực tế năm 2009 lượng tồn kho giá cao của năm 2008 vẫn còn, giá bán thép giảm mạnh, điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của
Tổng Công Ty.
Các chỉ số tài chính ở trên sơ bộ cho chúng ta cái nhìn khái quát về tình hình sức khoẻ tài chính của Tổng cơng ty trong các năm vừa qua. Tuy nhiên vấn đề dự đoán khả năng tài
chính trong các năm tiếp theo cần dựa vào rất nhiều các yếu tố có liên quan, một trong
những yếu tố đó phải kể đến tác động rất lớn mà có thể nói là tác động chủ yếu liên quan mật thiết đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào.
c> Xem xét biến động giá nguyên vật liệu, thép cán năm 2008 và năm 2009
Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 116% so với năm 2007 là do năm 2008 là năm có tình
hình kinh tế biến động lớn chưa từng thấy trong nhiều năm trước đây. Những tháng nửa
đầu năm 2008, thị trường giá cả nguyên vật liệu và hàng hóa thế giới liên tục tăng và đạt
mức kỷ lục vào tháng 6, tháng 7/2008, giá dầu thô vượt mức 140USD/thùng, giá gạo vượt mức 1.000 USD/tấn kéo theo giá các loại sản phẩm khác cũng tăng rất mạnh.
Giá các nguyên liệu của ngành sản xuất thép cũng tăng với biến động rất cao: - Giá quặng sắt năm 2008 tăng 65-75% so với giá năm 2007.
- Giá thép phế vào thời điểm tháng 7/2008 đã tăng từ 150-200 USD/tấn lên tới 750USD/tấn CFR cảng Việt Nam.
- Giá phôi thép chào bán vào thị trường Đông Nam Á tháng 7/2008 đã lên đến 1.100-
1.200 USD/tấn CFR
- Giá cuộn cán nóng HRC đã tăng tới 1.100-1.150 USD/tấn CFR
Cũng thời gian đấy, Chính phủ Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25%, thép xây dựng thành phẩm từ 10% lên 15% làm cho giá thép thành phẩm chào bán ở các khu vực trên thị trường thế giới cũng tăng đột biến. Các công ty sản xuất thép của Việt Nam và các công ty thương mại trong và ngoài ngành thép đều có
chung một nhận định là thị trường thép liên tục sốt nên đã nhập nguyên liệu thép (phôi thép, thép phế, HRC) với một lượng lớn. Từ tháng 6/2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính của Mỹ kéo theo khủng hoảng tài chính tồn cầu rồi tiếp theo là suy thối kinh tế trên tồn thế giới, giá cả nguyên liệu và sản phẩm tụt dốc với tốc độ nhanh
chưa từng thấy; vào tháng 7/2008
- Giá thép phế chào bán ở thị trường Đơng Nam Á chỉ cịn dưới 200 USD/tấn CFR - Giá phôi thép chào bán dưới 300 USD/tấn CFR cảng Việt Nam
Hình 2.4 Diễn biến giá các loại nguyên vật liệu Đông Nam Á 2007- 2008
Nguồn: SBB
Khủng hoảng kinh tế tồn cầu, khó khăn về tài chính, nhu cầu suy giảm đã khiến hầu hết giá nguyên liệu và sản phẩm thép rớt giá vào cuối năm 2008 và bước sang năm 2009 diễn biến trồi sụt với biên độ nhỏ.
Các nguyên liệu thô
Năm 2009 các loại nguyên liệu thô như quặng sắt, than mỡ biến động không nhiều như năm 2008.
- Việc đàm phán giá quặng sắt (benchmarking price) năm 2009 không chung kết được do các nhà nhập khẩu Trung Quốc muốn giá 2009 giảm 40-50% so với giá năm 2008, nhưng
phán kéo dài và không thể chung kết được nên năm 2009 Trung Quốc nhập khẩu quặng sắt theo giá SPOT.
- Sản lượng quặng nội địa của Trung Quốc đạt 350 triệu tấn, giảm 7% so 2008. Tuy nhiên
lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc năm 2009 lại tăng mạnh đạt khoảng 608 triệu
tấn, tăng 35% so với năm 2008. Tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc thời điểm
31/12/2009 hơn 66 triệu tấn.
Hình 2.5 Giá quặng sắt loại 63% Fe Trung quốc nhập khẩu từ Ấn Độ
Nguồn: SBB
Hình 2.6 Giá coke xuất khẩu FOB cảng Trung Quốc
Nguồn: SBB
Ảnh hưởng nhiều nhất đến hai mặt hàng trên trên là giá cước vận chuyển. Năm 2009, cước vận chuyển quặng sắt bằng đường biển với loại tàu Capesize tương đối ổn định và
thấp hơn so với năm 2008.
Hình 2.7 Giá cước vận chuyển quặng sắt từ Brazil về Trung Quốc
Thép phế
- Thị trường thép phế thế giới năm 2009 có diễn biến phức tạp. Giá thép phế ln biến
động nhanh và bất ngờ khiến cho nhiều nhà sản xuất và nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
- Giá thép phế bắt đầu năm 2009 với mức tương đối thấp, dao động quanh mức 290
USD/MT CFR ĐNÁ. Tuy nhiên, do lượng cầu thấp nên trong quý 1 của năm 2009, giá
thép phế giữ ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Đến cuối quý 1, giá chào thép phế chỉ còn ở mức 250 USD/MT CFR (giảm khoảng 40 USD/MT so với thời điểm đầu năm. - Sang quý II, nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy luyện thép tăng cao, giá thép phế
tăng trở lại lên mức 290USD/MT vào cuối quý.
- Đà tăng này tiếp tục được duy trì cho đến hết quý III khi mùa xây dựng bắt đầu và đạt mức 360 USD/MT vào thời điểm tháng 8.
- Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, giá thép lại đi xuống nhanh và chỉ còn 300USD/MT vào thời
điểm tháng 10. Việc giảm giá này khơng duy trì được lâu và sang tháng 11 giá phế đã tăng trở lại cho đến tận thời điểm hiện nay.
- Cuối tháng 12/2009 giá chào phế HMS1/2 80:20 hàng rời vào thị trường ĐNÁ đã lên tới 355-360$/T CFR, chào hàng cont khoảng 330-340 USD/MT CFR.
Hình 2.8 Giá thép phế HMS1/2 80:20 NK thị trường ĐNÁ năm 2007 - 2009
Giá thép phế HMS1/2 80:20 NK thị trường ĐNÁ năm 2007-2009 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Jan 07 Apr 0 7 Jul 0 7 Oct 0 7 Jan 0 8 Apr 0 8 Jul 0 8 Oct 08 Jan 09 Apr 0 9 Jul 0 9 Oct 0 9 U S D C F R Đ N Á Nguồn: SBB
Năm qua các nhà nhập khẩu Việt Nam đã thận trọng hơn trong vấn đề cân đối nguyên
liệu cho sản xuất, lựa chọn thời điểm giá tốt để nhập khẩu, tránh được những rủi ro về