.4> Rủi ro về tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 64 - 69)

Rủi ro xẩy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đối tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí

là triệt tiêu tồn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh.

Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ

lệ lớn.

Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động nhiều hơn kể từ sau sự sụp đổ của chế

độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là nhiều công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật vào những “rắc rối” về tỷ giá trong các

thập niên 1980 và 1990. Thời kỳ đó, những tên tuổi như Laker Airlines, Caterpillar,

Toyota, Honda… đều than phiền trên mặt báo rằng những biến động bất lợi của tỷ giá đã

tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và khiến cho doanh thu lẫn lợi nhuận giảm thấp.

Sự biến động của tỷ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam nói riêng rơi vào lao đao.

Năm 2008 là năm biến động tỉ giá giữa VND và USD mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, với sự điều chỉnh biên độ tới 5 lần. Với doanh nghiệp, biến động tỉ giá có tác động

lớn đến cả cơ hội tiếp cận tín dụng.

Hình 2.16 Biến động tỷ giá: 2006-2008

Nguồn: www.asset.vn. Đơn vị: VND/USD

7 tháng đầu năm 2008, tỷ giá có những biến động (nguồn cung ngoại tệ từ ngân hàng lúc

mạnh...). Doanh nghiệp xuất khẩu khi vay vốn phải vay VND, nhưng nguồn trả nợ là tiền

hàng thu được từ nước ngoài lại là USD. Doanh nghiệp khi cần nhập khẩu phải mua USD

với giá cao, nhưng khi ngoại tệ về tài khoản lại phải bán cho ngân hàng với giá thấp

hơn... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2008 do mức chênh lệch tỷ

giá giữa mua và bán ngoại tệ đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Năm 2009 tình hình ngoại tệ vẫn tiếp tục biến động phức tạp theo chiều hướng đi lên, cung cầu ngoại tệ vẫn có sự chênh lệch thể hiện tỷ giá giao dịch tại các NHTM luôn ở mức kịch trần cho phép và giá USD trên thị trường tự do luôn cao hơn mức kịch trần tại các NHTM khoảng từ 450 - 500 đồng, có thời điểm như cuối tháng 10/2009, độ chênh lệch này vào khoảng từ 600 - 700 đồng. Đây là thời điểm mà Tổng Công Ty Thép Việt Nam liên tục sử dụng các cơng cụ phịng ngừa như option, forward để tự bảo vệ mình trước các biến động của thị trường, hạn chế được phần nào thiệt hại. Tuy nhiên việc phịng ngừa cịn mang tính chất cục bộ, đối phó chưa mang tính chiến lược, tồn diện.

Hình 2.17 Biến động tỷ giá USD/VND 2008 - 2009

Nguồn: Reuters và tính tốn của HSC

Ngày 03/02/2010 Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố quyết định điều chỉnh tỷ giá liên

ngân hàng từ mức 17.941 đồng đổi một đôla lên mức 18.544 đồng, các ngân hàng thương mại có quyền ấn định giá mua ở mức tối đa 19.100 đồng, biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên

là 3%. Động thái mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra sau thời gian dài thị trường ngoại tệ trong tình trạng khan cung, tâm lý găm giữ ăn sâu vào doanh nghiệp, cá

nhân, khiến tỷ giá tự do luôn vênh trên dưới 1.000 đồng một đôla so với ngân hàng. Đây là lần thứ hai trong vòng gần 3 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá liên ngân hàng, tổng cộng hai lần tăng gần 9%.

Quyết định trên đây là nhằm cân đối hài hòa cung- cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm sốt nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên cho đến nay doanh nghiệp ln gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại

tệ thanh toán hàng nhập khẩu (phôi nhập khẩu chiếm hơn 50%, phế liệu nhập khẩu chiếm 70% trong giá thành sản phẩm), nguồn cung ngân hàng về ngoại tệ không đủ đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu, dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu thiệt khi phải mua ngoại tệ ngồi thị trường chợ đen, có lúc khơng có ngoại tệ để mua.

2.2.5> Rủi ro về khả năng tái đầu tư

Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là q trình tái đầu tư. Nguồn vốn

để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh trước đó.

Khi lạm phát xẩy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm.

Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy

mơ kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xẩy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mình” trên thị trường.

Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát có thể làm cho dự án

đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến,

lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...

Theo nhận định của các chuyên gia : “Lạm phát Việt Nam có nguồn gốc từ chiến lược

tăng trưởng chạy theo số lượng bắt đầu từ những năm 2000 đến 2008. Đỉnh điểm đến vào năm 2008 với lạm phát 28%. Nói đến dự báo lạm phát năm 2010, phải đặt nó trong

Nói tóm lại, dự báo lạm phát Việt Nam năm 2010 khơng đơn thuần nằm ở chính sách tiền tệ và những yếu tố khách quan (như giá dầu thế giới...) mà còn nằm ở: (1) tàn dư của

những năm tăng trưởng và kích cầu trước đây, (2) thể chế, (3) sự mất giá liên tục và không thể tránh khỏi của tỷ giá đô la/Việt Nam đồng và (4) phản ứng của các DNNN và tập đồn kinh tế có vì lợi ích chung?” 1

Trong năm 2009, Tổng công ty thép Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các dự án:

- Dự án cải tạo và mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 - Dự án Công ty liên doanh Khoáng sản và luyện kim Việt Trung tại Lào Cai - Dự án khai thác Mỏ sắt Thạch Khê

- Dự án Công ty cổ phần thép tấm Miền Nam - Dự án nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh

- Dự án mở rộng phân hiệu Hà Tĩnh của Trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên

- Dự án nhà máy cán thép Thái Trung

- Dự án cán nguội 200.000 tấn/năm, Công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất

Với tổng vốn đầu tư năm 2009, ước thực hiện 1.123,2 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách

nhà nước 72,6 tỷ đồng; vốn vay tín dụng nhà nước 19,2 tỷ đồng; vốn vay thương mại

228,4 tỷ đồng; vốn khác 690 tỷ đồng; khấu hao cơ bản 113 tỷ đồng.

Như vậy năm 2010 doanh nghiệp đang phải đứng trước nguy cơ thực hiện các dự án đầu tư lạm phát, đối phó với hàng loạt các khó khăn về lạm phát, tỷ giá, lãi vay trong việc

thực hiện và hoàn thành các dự án đầu tư, nhất là trong hồn cảnh chi phí lãi vay bắt đầu

có xu hướng tăng cao, lợi nhuận giảm sút, việc giải ngân khó khăn khi mà chính phủ đang thực hiện các biện pháp thắt chặt cung tiền.

2.3> Các phản ứng đối với rủi ro của Tổng cơng ty thép Việt Nam trong thời gian qua

Nhìn lại hoạt động những năm qua của Tổng Công Ty Thép Việt Nam trước tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ, xem xét phản ứng của doanh nghiệp trước những cú sốc trong biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá và lãi suất cho thấy một thực trạng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)